Đề nghị không trồng cây xanh dưới đường dây điện ở 'chảo lửa' Ayun Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 8.7, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Điện lực thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, đã đề nghị UBND thị xã Ayun Pa không tiến hành trồng cây xanh đô thị dưới đường dây điện, tránh tác động đến lưới điện, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
Hàng loạt cây dầu (1,7 triệu đồng/cây) được trồng dưới chân đường dây điện. Ảnh: Thanh Tuấn

Hàng loạt cây dầu (1,7 triệu đồng/cây) được trồng dưới chân đường dây điện. Ảnh: Thanh Tuấn

Tại thị xã Ayun Pa, dọc các tuyến đường chính như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ… được trồng các cây dầu, chiều cao từ 4-5m. Hầu hết các cây xanh được trồng ngay dưới đường dây điện, có cây được trồng sát với chân cột điện, nhà dân ven đường.

Một cây dầu ôm sát chân cột điện. Ảnh Thanh Tuấn
Một cây dầu ôm sát chân cột điện. Ảnh Thanh Tuấn

“Đơn vị nhiều lần đề nghị UBND thị xã giải quyết vấn đề trồng cây xanh gần trụ điện, dưới lưới điện. Đề nghị trồng giữ đúng khoảng cách, khi cây xanh lớn lên, chắc chắn sẽ va đập vào lưới điện, dây điện và nhân viên dịch vụ môi trường đô thị phải đi cắt hạ cây, đặc biệt vào mùa mưa bão”, ông Nguyễn Anh Dũng nói.

Cây xanh đô thị ở đây được trồng mới vào năm 2022, chi phí mua và trồng cây dầu trung bình từ 1,7 triệu đồng/cây. Tổng chi phí cho dự án trồng cây xanh gần 1 tỉ đồng.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri với chính quyền thị xã Ayun Pa, nhiều người dân cũng phản ánh kiến nghị khi thực hiện việc trồng cây xanh dưới đường dây điện, có nguy cơ gây lãng phí, tốn kém, dẫn đến việc đầu tư trồng cây liên tục.

Nhiều cây xanh dọc thị xã Ayun Pa bị cắt tỉa, chặt hạ. Ảnh Thanh Tuấn

Nhiều cây xanh dọc thị xã Ayun Pa bị cắt tỉa, chặt hạ. Ảnh Thanh Tuấn

Ông Lê Đình Tiến - Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND thị xã Ayun Pa - cho hay, việc trồng cây xanh dưới đường dây điện là việc “bất khả kháng” do vỉa hè nhỏ, không gian hẹp, cần người dân chia sẻ.

“Đơn vị cũng tính toán việc trồng cây xanh vỉa hè “lệch” chút xíu so với đường dây điện ở trên, để khi cây xanh lớn lên thì có thể vươn qua được. Nhân viên đô thị sẽ tiến hành tỉa nhánh cho cây lớn dần, tránh va chạm với dây điện. Sau này nếu có điều kiện, phía ngành Điện lực sẽ dời các trụ điện, dây điện ra xa hơn" - ông Tiến cho hay.

Hàng xà cừ bị cưa hạ để tránh va chạm với lưới điện. Ảnh Thanh Tuấn

Hàng xà cừ bị cưa hạ để tránh va chạm với lưới điện. Ảnh Thanh Tuấn

Tuy nhiên, theo ngành Điện lực thị xã Ayun Pa, việc di dời hệ thống cột điện, đường dây điện ra xa là không thể. Tại vì hệ thống điện đã được đầu tư xây dựng và vận hành ổn định hơn chục năm qua.

Việc di dời cột điện, lưới điện sẽ tốn kém nguồn kinh phí của nhà nước, đơn vị chỉ di dời các cột điện trên phần đất của tư nhân sở hữu khi có yêu cầu.

Chính quyền thị xã Ayun Pa cần nghiên cứu lại loại cây trồng phù hợp với quy hoạch, không gian đô thị, tránh việc chặt hạ cây tùy tiện và trồng mới thường xuyên như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.