Đề nghị các địa phương báo cáo việc quản lý bất động sản trước ngày 5/2/2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, trước ngày 5/2/2024.
Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+

Ngày 8/1, đại diện Bộ Xây dựng cho biết cơ quan này vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Các địa phương báo cáo nội dung trên về Bộ Xây dựng (thông qua Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản) trước ngày 5/2/2024.

Thông tin thêm với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, đại diện Bộ Xây dựng cho biết ngày 22/6/2023, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 95/2023/QH15 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.” Trên cơ sở đó, ngày 27/10/2023, Đoàn giám sát của Quốc hội đã ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai nghị quyết.

Theo yêu cầu Đoàn giám sát của Quốc hội, Bộ Xây dựng đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung khái quát công tác tham mưu ban hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; cũng như công tác chỉ đạo điều hành của địa phương liên quan đến nội dung trên trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Báo cáo của các địa phương tập trung vào những thuận lợi, khó khăn; kết quả và tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Các nội dung báo cáo gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, điều hành, điều tiết bất động sản tại địa phương; nguồn cung và giao dịch bất động sản; công tác quy hoạch; các hình thức kinh doanh dịch vụ bất động sản; việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin về thị trường bất động sản.

Đối với nhà ở xã hội, báo cáo tập trung vào các hình thức phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; việc quản lý, vận hành nhà ở xã hội…

Cùng với đó, báo cáo cũng phải cập nhật kết quả thực hiện liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; công khai giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản theo nhiệm vụ của địa phương; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.