Để du lịch mãi "bùng nổ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hè này, du lịch đang thật sự phục hồi vượt mong đợi của doanh nghiệp và những người làm du lịch khi khắp nơi đông khách. Dù vậy, niềm vui cũng đi cùng với những nỗi lo.

Nỗi lo thứ nhất phải kể đến là khi lượng khách tăng cao, đã lộ điểm yếu liên quan đến sự chuẩn bị của các điểm đến, của doanh nghiệp và cả ngành. Điểm yếu này xuất phát từ dịch bệnh kéo dài suốt gần 2 năm khiến nhân sự ngành du lịch thiếu hụt. Đây là nguyên nhân có thể khắc phục sớm được nếu các điểm đến, doanh nghiệp du lịch hay ngành du lịch có kế hoạch bài bản để khôi phục sau thời gian "ngủ đông" vì đại dịch. Trong đó, các địa phương đang thiếu nguồn nhân lực cần liên kết với những trung tâm du lịch lớn như TP HCM, Hà Nội để hỗ trợ đào tạo về nhân sự du lịch.

Nỗi lo kế đến là, tuy khách đông nhưng phải nhìn nhận rằng có rất nhiều khách đi dạng tự túc, thay vì tour trọn gói của công ty du lịch. Điều này khiến các điểm đến khó tính toán công suất để phục vụ, tình trạng này để lộ rõ việc thiếu bền vững trong phát triển. Do đó, vấn đề cần làm ngay là doanh nghiệp du lịch phải xây dựng, thiết kế nhiều sản phẩm tour, tuyến trọn gói để hấp dẫn, kéo khách đi tour. Trong điều kiện hiện tại, đa phần các điểm đến, điểm tham quan do nhà nước quản lý nên lại đòi hỏi bài toán về liên kết, kết nối giữa các địa phương và doanh nghiệp để tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn, cùng phát triển và giữ nguồn khách. Nói chung phải liên kết để tận dụng ưu thế của nhau để hấp dẫn du khách.

Bài học cho sự liên kết trên có thể kể đến cách làm của TP HCM thông qua chuyến khảo sát của đoàn doanh nghiệp du lịch ở TP HCM tới các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng. Tại chuyến khảo sát, tỉnh Quảng Bình có thống kê là khách từ TP HCM tới địa phương này thường chi tiêu cao hơn nhiều so với những nơi khác. Đây là thông tin khá hay và đặt ngành du lịch Quảng Bình vào bài toán cần tiếp tục duy trì sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách từ TP HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước. Theo đó, Quảng Bình đã đề ra hàng loạt giải pháp để liên kết, hứa hẹn những vụ mùa "bội thu" sau này.

Cuối cùng, du lịch "bùng nổ" dịp hè nhưng phải làm sao để giữ nhịp độ này, nhất là ở miền Trung? Đây là câu hỏi khó nhưng không phải không có lời giải. Ai cũng biết những địa phương ở miền Trung thường khai thác, đón khách từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 9, sau đó bắt đầu vào mùa mưa bão, trong khi, mùa khách quốc tế thường từ tháng 9-10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lẽ đó, lúc này, ngành du lịch cần tập trung nguồn lực quảng bá, xúc tiến để thu hút khách quốc tế vào, thay thế một phần lượng khách trong nước không còn sôi động sau dịp hè.

Với những tiềm năng, lợi thế, thiên nhiên ưu đãi vốn có, nếu làm du lịch bài bản, định vị là một điểm đến du lịch bền vững, thì không chỉ nội địa mà cả khách quốc tế sẽ luôn "bùng nổ" ở Việt Nam.

PHAN XUÂN ANH (Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt)
(Dẫn nguồn NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.