Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

PGS. TS Lê Hoàng Sơn sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ nhưng ít ai biết rằng anh từng đối mặt với thần chết. Khao khát cống hiến cho nước nhà, TS Sơn cho rằng phát triển khoa học công nghệ ứng dụng cần phải xây chắc từ nền móng, phải có kiến thức và sự học hỏi không ngừng.

Bắt đầu từ con số 0

Gặp PGS. TS Lê Hoàng Sơn ở phòng làm việc thuộc Trung tâm Tính toán hiệu năng cao (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN), chúng tôi có phần bất ngờ khi thấy anh chìa tay trái ra bắt tay mời khách ngồi. Trong câu chuyện về cuộc đời, nghề nghiệp, tế nhị hỏi riêng chuyện về cái tay phải, anh cười như không có chuyện gì xảy ra. “18 năm rồi, bây giờ gần như bình thường rồi. Do mình tập quá sức nên bị tai biến”, anh Sơn nói.

 

PGS TS Lê Hoàng Sơn đang truyền đạt kiến thức về trí tuệ nhân tạo tới đồng nghiệp và học trò.
PGS TS Lê Hoàng Sơn đang truyền đạt kiến thức về trí tuệ nhân tạo tới đồng nghiệp và học trò.

Nhớ lại lúc đó, anh Sơn bảo, bị nặng đến mức đưa vào nhà A9 của Bệnh viện Bạch Mai. “Vào nhà A9 là bị nặng lắm. Ngay đằng sau đó là nhà xác của bệnh viện. Cũng may, phòng có 10 người thì 9 người đi cửa sau, còn mình ra cửa trước…”, anh Sơn cười nói. Vượt qua cửa tử, những ngày sau đó của anh cũng khó khăn không kém. Anh phải nghỉ học một năm ở nhà chữa trị và tập luyện. Anh được gia đình đưa sang Singapore phẫu thuật. Hồi đó y học bên Singapore đã phát triển, họ dùng tia Gamma chiếu trực tiếp vào đầu anh chứ không dùng dao mổ. Sau đó là một quá trình hồi phục khá thần kỳ của anh.

Quay trở lại trường lớp, sức khỏe yếu, hầu như ngày nào cũng phải có người đưa anh đi học, thậm chí phải có người thân ngồi học cùng bàn. “Đúng là bắt đầu từ con số 0”, anh Sơn nhớ lại. Vượt qua những khó khăn, anh thi đỗ vào trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại ở trường và làm việc tại Trung tâm Tính toán hiệu năng cao (ĐH Khoa học Tự nhiên). Đến nay, anh đã có 100 công bố khoa học, trong đó có 48 bài báo trên các tạp chí uy tín thế giới trong hệ thống SCI/SCIE... Anh cũng thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng thực tế ở cả Việt Nam và quốc tế như hệ thống 3D GIS trong thiết kế hạ tầng mạng viễn thông, xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android, xây dựng ứng dụng quản lí địa chính trên Iphone…

Đi tìm lời giải những bài toán khó

“Bây giờ là thế giới phẳng rồi”, anh Sơn nói khi kể về các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Có đến hơn nửa công trình nghiên cứu của anh được ứng dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong đó có những nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italia, Đức...Anh Sơn bảo, sau khi tốt nghiệp ĐH, anh có cơ hội ra nước ngoài làm, nhưng do điều kiện gia đình, anh chọn ở lại công tác tại trường. Trong thời gian học thạc sĩ và nghiên cứu sinh, anh có cơ hội làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Cũng từ đây anh nhận được đơn “đặt hàng” nghiên cứu về các hệ thống tối ưu mạng viễn thông trên địa hình ba chiều, ứng dụng tại tỉnh Bolzano - Bozen của Italy. “Đây là một bài toán thú vị liên quan nhiều đến lý thuyết tối ưu toán học, mạng viễn thông, hệ thông tin địa lý (GIS), hệ động. Mình và nhóm nghiên cứu đã triển khai một số thuật toán thông minh trong 3D GIS và cài đặt thử nghiệm tại tỉnh Bolzano. Đến nay, họ đã nâng cấp trên nền tảng này và tiếp tục sử dụng”, anh Sơn cho biết.

Thời gian sau đó, anh tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp Italia, Đức và Mỹ trong một số đề tài tương tự. Anh được bệnh viện ở New York (Mỹ) đặt hàng xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android. Xuất phát từ thực tiễn, anh xây dựng một ứng dụng kết nối, chia sẻ thông tin về những người cần máu, bệnh viện cần máu, những người muốn hiến máu. Qua đó bệnh viện, người bệnh có thể tìm kiếm được nguồn máu, nhu cầu, các thông số phù hợp về nhóm máu, cân nặng, độ tuổi... “Nói thì đơn giản nhưng phải xử lý nhiều vấn đề lắm. Cùng một thời điểm biết bao nhiêu người cần máu, bao nhiêu yêu cầu khác nhau. Ví dụ có ba bệnh viện cần máu nhưng chỉ có 2 người cung cấp thôi thì làm thế nào? Bài toán đó cực kỳ khó, phải xử lý rất nhanh vì liên quan đến tính mạng người bệnh”, anh Sơn chia sẻ.

Ở trong nước, anh Sơn cùng các cộng sự đang hợp tác với các viện, các trường làm đề tài liên quan đến công nghệ tin học và công cụ hỗ trợ. Có thể kể đến đề tài kết hợp với Bệnh viện ĐH Y Hà Nội thiết kế các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán. Cụ thể, một chiếc đồng hồ có thể đo các chỉ số huyết áp, nhịp tim... từ đó giúp bác sĩ có thêm cơ sở để đưa ra kết luận chính xác về tình hình sức khỏe. Hay đề tài đo đạc chỉ số giải phẫu cho người Việt.

“Mình và các đồng nghiệp đã phải đọc rất nhiều tài liệu về giải phẫu để tìm hiểu, thu thập số liệu, đi thực địa, có thông số đưa vào phần mềm. Sau này, bất cứ người nào cũng có tích hợp số liệu luôn. Đó là công cụ phục vụ y học giải phẫu, đánh giá mức độ thẩm mỹ do tai nạn...”, anh Sơn nói và kỳ vọng, trong tương lai không xa, thiết bị đo đạc các chỉ số sức khỏe của anh và các cộng sự sẽ được sản xuất đồng loạt và có thương hiệu như đồng hồ Apple bây giờ.

Trường Phong/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.
Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Trại hè thiếu nhi năm 2025 diễn ra tại TP Quy Nhơn

(BĐ) - Trại hè thiếu nhi năm 2025 do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày  25 và 26.6 tại TP Quy Nhơn, với nhiều hoạt động sôi nổi như: Giải bóng đá và bơi lội thiếu nhi cấp tỉnh, thi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ, biểu diễn võ thuật, vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tham gia trò chơi dân gian
'Phù thủy' của những món đồ tái chế

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 7, khóa XII, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, việc sơ kết 10 năm triển khai chỉ thị về Chỉ thị số 42- CT/TW là nội dung quan trọng, không chỉ tổng kết một giai đoạn mà còn định hướng cả một chặng đường dài trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

null