Dấu ấn Hội nghị Trung ương 8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có lẽ chưa bao giờ một hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại được nhân dân quan tâm như Hội nghị lần thứ 8 (khóa XII). Bởi lẽ, hội nghị diễn ra trong thời điểm đất nước có quá nhiều việc phải tính đến. Đó là tình hình phát triển kinh tế-xã hội trên đà khởi sắc, là cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng đang đến hồi quyết liệt; là công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động; là giới thiệu để Quốc hội bầu bổ sung vị trí nguyên thủ quốc gia, sau sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vì bạo bệnh.
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 8. (nguồn: VOV)
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 8. (nguồn: VOV)
Kinh tế-xã hội trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII đang tạo đà và động lực mới để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm (2016-2020). Tuy nhiên cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; có giải pháp cụ thể hơn nữa để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, minh bạch hóa chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi trên tinh thần liêm chính-vì dân-vì doanh nghiệp.
Việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đang được tiến hành. Ai sẽ là hạt nhân lãnh đạo đất nước là điều mà cán bộ, nhân dân cả nước hết sức quan tâm. Vì sao trong nhiệm kỳ này, chúng ta phải kỷ luật nhiều cán bộ đến thế? Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, rồi đến cấp Tổng cục… có người bị cách chức, có người bị vào tù. Không sung sướng gì khi nhìn đồng chí, đồng đội mình như vậy nhưng đây là việc phải làm. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “kỷ luật một người để cứu muôn người”.
Nhìn kỹ thì hầu hết những sai phạm ấy đều xảy ra từ trước, mà bây giờ phải làm việc “dọn dẹp”. Cũng những con người ấy, cơ cấu tổ chức, vận hành như thế, vậy mà sao lại có nhiều cán bộ cao cấp sai phạm trong thời gian dài đến giờ mới đưa ra ánh sáng. Đây là một câu hỏi lớn mà những người lãnh đạo đất nước phải nghĩ suy. Trả lời được câu hỏi này sẽ lý giải được vì sao niềm tin của người dân vào Đảng có phần giảm sút trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ngọn cờ tiên phong đi tìm câu trả lời ấy. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng quyết liệt với nhiều vụ đại án bị phanh phui, nhiều cán bộ “dính chàm” phải ra trước vành móng ngựa, nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật… đã chứng minh quyết tâm làm trong sạch bộ máy của người đứng đầu Đảng ta. Dẫu “không vui vẻ” như cách nói của Tổng Bí thư tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây, nhưng nhờ đó mà lòng tin của dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố, bồi đắp. Đây là điều ai cũng phải công nhận.
Đó là lý do vì sao tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại bàn về trách nhiệm nêu gương của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Người lãnh đạo, ngoài tài năng, đức độ thì lòng tự trọng cũng là một phẩm chất rất quan trọng. Cán bộ càng lớn, lòng tự trọng càng phải cao. Chủ động từ chức khi thấy mình không còn uy tín, không còn xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân là biểu hiện cao nhất về lòng tự trọng của người lãnh đạo. Một khi đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng là những tấm gương sáng về sự trong sạch và tinh thần tận tâm cống hiến vì nước, vì dân thì không lẽ gì lại có ai đó muốn đi ngược lại những gì mà mình đã hứa trong ngày nhậm chức!
Việc Trung ương thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, điều mà ai cũng cho là ý Đảng hợp lòng dân! Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã chứng tỏ Tổng Bí thư là người xứng đáng cho vị trí nguyên thủ quốc gia, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân và yêu cầu của đất nước lúc này.
Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...