Đất cằn nở hoa…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhìn những thửa ruộng xanh mơn mởn trên cánh đồng làng Ring (Làng Thanh niên lập nghiệp), xã Ia Mơr, huyện Chư Prông ít ai biết những năm trước nơi đây là những cánh rừng khộp, đất đai khô cằn, sỏi đá…

Làng Ring thuộc dự án Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới ở xã Ia Mơr được hoàn thành từ nguồn vốn của Trung ương Đoàn, giao cho Tỉnh đoàn trực tiếp đầu tư bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2004. Làng nằm giữa bốn bề rừng núi và những đoàn viên thanh niên đầu tiên đến định cư từ mùa khô năm 2007.

 

Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Q.T
Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Q.T

Đến nay, làng là nơi hội tụ của 100 hộ dân, là những thanh niên tiên tiến có quyết tâm làm giàu nơi vùng biên giới đến từ các huyện: Phú Thiện, Chư Prông, Ia Grai, Chư Sê…

Mặc dù, nhận được nhiều sự ưu đãi như được cấp đất ở, đất sản xuất, tiền hỗ trợ sản xuất,… nhưng cuộc sống của người dân những ngày đầu trên mảnh đất mới gặp vô vàn khó khăn. Nổi bật của làng ở thời điểm này chỉ là gió và bụi. Tất cả người dân trong làng là những thanh niên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên chưa nắm bắt được quy luật của thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây, nên thời gian đầu trồng cây gì, nuôi con gì cũng đều thất bại, dù ở đây có cánh đồng lúa nước rộng gần 45 ha vừa được khai hoang, cùng hệ thống kênh mương tương đối hoàn thiện.

Tuy nhiên, hiệu quả cánh đồng mang lại trong những năm đầu không thật sự cao, người dân nơi đây luôn phải đối mặt với đói giáp hạt. Lý giải vấn đề này, anh Nguyễn Văn Toàn-Bí thư chi bộ làng Ring cho biết: Do cánh đồng vừa mới khai hoang nên có nhiều loại sâu bệnh hại cây lúa, người dân thì chưa quen với thổ nhưỡng, thời tiết nên chưa có biện pháp phòng trừ kịp thời dẫn đến tình trạng mất mùa thường xuyên xảy ra…”.

Trong ký ức của anh Tươm, những ngày đầu về làng thật gian nan, vất vả đủ điều, từ rừng núi hẻo lánh, sự khắc nghiệt của tiết trời mùa khô gió và bụi, cho đến đời sống vật chất tinh thần của người dân trong làng. Vì vậy đã có không ít hộ dân vì không thích nghi được với điều kiện sống khắc nghiệt nơi đây đã rời bỏ làng.  

Nhưng chỉ qua hai mùa rẫy, khi người dân đã quen với thời tiết vùng biên, cùng với sự năng động của những thanh niên tiên tiến đến từ các địa phương nổi tiếng trồng lúa nước, họ mang theo kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên 100 hộ dân trong làng đã có những mùa vàng bội thu. Đến bây giờ, cánh đồng 45 ha của làng Ring là cánh đồng vàng hiếm hoi trong xã.

Xã Ia Mơr có 5 làng thì chỉ có làng Ring mới có màu xanh cây lúa vụ Đông Xuân. Trong khi đó, các làng còn lại trong xã chỉ sản xuất được lúa vụ mùa, tất cả các công đoạn gieo sạ cho đến khi thu hoạch đều dựa vào sức người, sử dụng giống lúa địa phương (thời gian gieo sạ đến thu hoạch tới 6 tháng) năng suất rất thấp.

Tuy vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như đường sá đi lại chưa được nhựa hóa; y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng với những nỗ lực của dân cùng với sự quan tâm của chính quyền các cấp, những năm qua đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Cánh đồng làng Ring là địa điểm cho các làng trong xã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất lúa nước về tuyên truyền, triển khai, áp dụng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm