Đào Nhường-Thành công nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Đào Nhường (33 tuổi, thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mới đây, chúng tôi có dịp đến tham quan mô hình kinh tế của anh Đào Nhường. Mặc dù đang bận kiểm tra hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn hồ tiêu của gia đình nhưng anh vẫn hồ hởi tiếp chuyện chúng tôi. Anh Nhường cho biết, anh sinh ra ở Huế nhưng lớn lên tại thôn Thiên An, xã Ia Blứ. Sau khi tốt nghiệp THPT, do không có điều kiện học lên cao nên anh đã đi học nghề điện dân dụng. Tuy nhiên, sau khi học xong, anh lại không theo nghề điện mà quyết định ở nhà phụ giúp bố mẹ phát triển kinh tế gia đình.

 

Anh Nhường giới thiệu mô hình tưới tiết kiệm nước. Ảnh: L.T
Anh Nhường giới thiệu mô hình tưới tiết kiệm nước. Ảnh: L.T

“Ngày ấy, gia đình tôi khó khăn lắm. Bố mẹ tôi chỉ trồng bắp và đậu đỗ các loại nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê và điều, được sự đồng thuận của bố mẹ, tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng hồ tiêu. Mới đầu, do vốn ít, tôi chỉ trồng 500 trụ”-anh Nhường chia sẻ.

Trước khi trồng hồ tiêu, anh Nhường đã tìm tài liệu và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây này. Từ những kiến thức tích lũy được, anh đã áp dụng vào trồng và chăm sóc vườn hồ tiêu của gia đình. Từ khâu từ đào hố, chôn trụ rồi xuống giống hồ tiêu, anh đều làm theo đúng quy trình. “Vốn liếng vay mượn của gia đình tôi đổ cả vào vườn hồ tiêu. Chính vì vậy, thời gian mới trồng, tôi có mặt ở vườn cả ngày, có khi ở lại cả đêm để trông coi. Không phụ công người, vườn hồ tiêu phát triển xanh tốt và cho năng suất cao. Những năm đầu, hồ tiêu chưa bị bệnh, giá lại ổn định nên gia đình tôi có nguồn thu để mở rộng sản xuất”-anh Nhường cho biết.

Vài năm trở lại đây, một số diện tích hồ tiêu của gia đình anh Nhường bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Để tìm giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững, anh đã cất công đi tham quan một số vườn hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước. Tại đây, thấy nhiều người trồng hồ tiêu bằng trụ sống, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hữu cơ nên vườn cây khỏe mạnh, cho trái to, anh đã học hỏi để áp dụng vào vườn hồ tiêu của gia đình. Anh Nhường cho hay: “Với những kiến thức đã học được từ nghề điện, tôi đã tự mày mò lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn hồ tiêu của mình. Nếu như trước kia tưới dí bằng tay, giếng khoan của gia đình tôi không đủ nước tưới trong mùa khô thì từ khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần bật công tắc điện cho máy bơm chạy, sau đó đi kiểm tra hệ thống ống nước là xong, vừa giảm được công lao động, lại tiết kiệm được nguồn nước tưới”.

Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, ngoài trồng hồ tiêu, anh Nhường còn trồng thêm cà phê và điều. “Không nên trồng độc canh vì rủi ro rất cao. Hiện tại, gia đình tôi có 3.500 trụ hồ tiêu, 1,5 ha điều, 1 ha cà phê. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình tôi lãi 350-400 triệu đồng từ vườn cây”-anh Nhường cho biết.

Trao đổi với P.V, chị Trương Thị Ngọc Lan-Bí thư Đoàn xã Ia Blứ, cho biết: “Những năm qua, nhiều đoàn viên thanh niên trong xã đã xây dựng được các mô hình trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, anh Nhường là tấm gương tiêu biểu về tinh thần ham học hỏi, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là một đoàn viên thanh niên gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào của chi đoàn và Đoàn Thanh niên xã”.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Khắc tinh của đối tượng truy nã

Khắc tinh của đối tượng truy nã

(GLO)- Đại úy Phan Công Hiền-Cán bộ Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Gia Lai) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác “tầm nã”.

Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao hỗ trợ bệnh nhân lao tuân thủ điều trị

Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao hỗ trợ bệnh nhân lao tuân thủ điều trị

(GLO)- Theo Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), tỉnh Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao do SCDI thành lập; trong đó huyện Krông Pa có 20 người và 10 người tại huyện Ia Pa. Đây là 2 địa phương trọng điểm về bệnh lao tại tỉnh.

Thầy Vũ Văn Tùng (thứ 3 từ phải sang, người đại diện Tủ bánh mì 0 đồng) phối hợp với Trường THCS Phạm Hồng Thái và UBND xã Chư Băh trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H'Ngan (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Vũ Chi

Tủ bánh mì 0 đồng trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan

(GLO)- Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, sáng 30-3, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người phụ trách Tủ bánh mì 0 đồng phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Phạm Hồng Thái, UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan.