Dân cần gì sau bão lũ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).

Đọc kỹ báo cáo cho thấy, đó chỉ mới là thiệt hại về tài sản. Đồng bào ta còn bị chết, mất tích hơn 350 người và khoảng 1.900 người bị thương. Kéo theo đó là cảnh bố mẹ mất con, vợ chồng chia cách, trẻ thơ ly tán; nguồn lực lao động mất đi, đứt gãy, hao mòn. Vì thế, hệ lụy của bão Yagi và hoàn lưu của nó còn lớn hơn nhiều. Câu hỏi người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ đang cần gì mà đông đảo bạn đọc, cộng đồng mạng đề cập những ngày qua thực sự quá khó trả lời.

Hoạt động hỗ trợ người dân vùng bão lũ.

Hoạt động hỗ trợ người dân vùng bão lũ.

Nhiều ngày qua, chúng tôi thay mặt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhà hảo tâm tặng hàng hóa và tiền để báo Tiền Phong đi trao đến bà con vùng bị bão, lụt, lũ quét nên ngõ hầu có thể góp nhặt được những phương án trả lời cho câu hỏi đó.

Về lương thực, thực phẩm, bà con ở vùng cô lập vì lũ hay sạt lở hoặc đã thoát được ra ngoài vẫn rất cần. Tuy nhiên, những loại thực phẩm nên là sản phẩm được đóng gói, không ngấm nước và có hạn sử dụng càng dài càng tốt (hạn chế sản phẩm phải dùng ngay như bánh chưng, bánh mỳ kẹp giò chả…). Khi cùng đoàn viên thanh niên phát lương thực, thực phẩm đến tay bà con, chúng tôi thấy họ đều rất vui mừng. Chúng tôi cũng đau lòng khi một trong số ít trường hợp bà con chê trách chúng tôi phát không đều. Hỏi ra, bà con nói, nước, lương khô, bột ngũ cốc, gạo, hay mì tôm, nước mắm, mì chính…., bà con muốn lấy về tích trữ dùng dần. Còn tiền họ còn phải dùng để sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, bà con cũng cần các vật dụng khác như đèn pin, dép nhựa, dầu gió, thuốc nhỏ mắt, dầu gội đầu, xà phòng, thậm chí cần cả những sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ nếu được tặng và giúp họ tiết kiệm được tiền.

Ngoài những thứ cần cho sinh hoạt hằng ngày, bà con vùng bão lũ, sạt lở sẵn sàng nhận bất cứ thứ gì có thể giúp họ khôi phục cuộc sống lâu dài. Qua trao đổi với nhiều gia đình bị thiệt hại, cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ Đoàn, Mặt trận Tổ quốc, họ cho biết, bà con cần các thiết bị, vật dụng như: Nồi cơm điện, bếp gas, máy lọc nước, tivi, cây, con để khôi phục sản xuất... Nhà sập, nhà sạt cần xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng. Các công trình công cộng như trường học, nhà văn hóa, đường sá muốn làm cũng cần vật liệu, nguồn lực để tu sửa lại...

Tất nhiên, thứ mà dân mong có là tiền để có thể linh hoạt sử dụng cho các mục đích trên. Tiền cũng cần để trang trải cho con cái họ học hành, bố mẹ chữa bệnh khi đau ốm, nhất là những gia đình đã bị bão, lũ, sạt lở đất cướp đi người thân.

Cũng trong những ngày qua, nguồn lực của cả nước hướng về đồng bào bão lũ là rất lớn. Chúng tôi rưng rưng xúc động khi trên các cung đường dễ thấy hàng dãy dài xe cứu trợ đỏ quạch băng rôn từ mọi miền hướng về miền núi phía Bắc. Như vậy vẫn chưa thấm vào đâu so với tổn thất do cơn bão này gây ra. Theo công bố mới nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số tiền cơ quan này nhận được qua các nguồn ủng hộ là hơn 1.200 tỷ đồng. Con số này còn rất nhỏ so với 40.000 tỷ đồng thiệt hại nêu trên. Vậy nên, người dân vùng lũ bão vẫn cần thêm rất nhiều những tấm lòng thơm thảo của đồng bào.

Theo Sĩ Lực (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.