Dân bức xúc vì xã “nói một đường, làm một nẻo”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Dù tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nội đồng nhưng ông Hà Văn Thảo (thôn 1, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không đồng tình với cách làm của UBND xã Chư Á. Nguyên nhân là khi vận động hiến đất, đại diện UBND xã Chư Á nói làm đường rộng 2-3 m nhưng trên thực tế mặt đường rộng 9-10 m.

Gia đình ông Thảo sở hữu 3 thửa ruộng liền kề tại cánh đồng Ia Chanh (làng Bông Phun, xã Chư Á) với tổng diện tích hơn 4 sào. Đầu tháng 4-2023, UBND xã Chư Á vận động người dân hiến đất để mở đường giao thông nội đồng giúp việc đi lại, vận chuyển nông sản thuận tiện hơn. Dù biết con đường sẽ chạy ngang qua 3 thửa ruộng nhưng gia đình ông Thảo vẫn đồng ý hiến đất. Tuy nhiên, việc triển khai thi công con đường không giống như lúc tuyên truyền, vận động khiến ông Thảo bức xúc. Ông cho biết: “Khi vận động hiến đất, cán bộ xã phổ biến là làm đường nội đồng rộng khoảng 2-3 m, tôi đồng ý vì không ảnh hưởng nhiều đến diện tích đất sản xuất của gia đình.

Gia đình ông Hà Văn Thảo bức xúc vì UBND xã Chư Á “nói một đường, làm một nẻo” khi thi công đường giao thông nội đồng. Ảnh: Thiên Di ảnh 1

Gia đình ông Hà Văn Thảo bức xúc vì UBND xã Chư Á “nói một đường, làm một nẻo” khi thi công đường giao thông nội đồng. Ảnh: Thiên Di

Thế nhưng, đến ngày 20-4, khi lên thăm ruộng, tôi thấy đường làm rộng 9-10 m, chưa kể phần mép đường lấn rộng ra. Vậy nên, diện tích đất ruộng của nhà tôi bị thu hẹp. Tới đây, gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc canh tác. Tính ra, gia đình mất khoảng 1 sào đất để làm con đường này. Tôi rất bức xúc vì xã nói một đằng rồi làm một nẻo. Đáng ra họ phải gặp chúng tôi nói chuyện xem gia đình có đồng ý hiến thêm đất hay không rồi mới làm. Đằng này họ im lặng làm. Khi gia đình lên gặp lãnh đạo UBND xã phản ánh thì họ né tránh, không giải thích thỏa đáng, thậm chí còn đe dọa”.

Ông Thảo cũng không đồng tình khi hay tin UBND xã có đền bù tiền đất cho một số hộ dân khác liền kề khi thi công đường, trong khi gia đình không được hưởng. Ngoài ra, ông Thảo còn bức xúc cho hay: “Khi làm đường, họ làm đứt đường dây điện, ngã trụ rào bảo vệ rẫy cà phê nhưng không sửa chữa. Chưa kể, xe cộ vào ra nhiều làm bụi đỏ bám kín rẫy cà phê của nhà tôi ở gần mấy thửa ruộng, nguy cơ giảm năng suất trong vụ tới. Chúng tôi có ý kiến với xã mà họ không nói với nhà thầu khắc phục”.

Theo ông Thảo, trong quá trình thi công, con đường bị nắn cong, không thẳng thớm như thiết kế ban đầu, lấn nhiều vào phần đất nhà ông. Nguyên nhân được cho là để thẳng hướng với một ngôi nhà đang xây dựng dở dang ở giữa cánh đồng.

Bà Nguyễn Thu Hương-Chủ tịch UBND xã Chư Á dẫn chúng tôi “mục sở thị” con đường giao thông nội đồng qua cánh đồng Ia Chanh. Tại khu rẫy trồng cà phê của gia đình ông Thảo, bụi đỏ bám kín một số hàng cây; trụ rào, dây thép gai bảo vệ chỏng chơ trong rẫy. Nhiều khoảnh ruộng, đất do thi công đường đổ tràn lan. Có đoạn ruộng của gia đình ông Thảo chỉ còn rộng chừng một bước chân. Con đường có nhiều khúc cong cua.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hương cho biết: Tuyến đường này có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của thành phố, UBND xã được giao làm chủ đầu tư. Ủy ban nhân dân xã đã vận động hiến đất để mở mặt đường đủ rộng cho 2 xe ô tô ngược chiều có thể tránh nhau và có lề đường để thi công hệ thống điện chiếu sáng. Tuy nhiên, trong quá trình vận động hiến đất, có thể do cách trình bày của cán bộ xã nên người dân chưa nắm rõ. Chúng tôi sẽ xuống tận nhà để giải thích kỹ càng và vận động gia đình ông Thảo đồng ý hiến đất làm đường theo chủ trương của cấp trên. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở nhà thầu sửa chữa hàng rào cho gia đình ông Thảo và đảm bảo kỹ thuật, an toàn giao thông khi thi công. Do đang làm đường nên đất có tràn ra một số nơi. Sau khi hoàn thiện, đơn vị thi công sẽ múc đi hoặc san gạt cho bằng phẳng để không gây ảnh hưởng đến việc trồng trọt của bà con. Về phản ánh UBND xã có đền bù cho một số hộ là không đúng. Toàn bộ diện tích đất mở đường đều do người dân hiến tặng.

Có thể bạn quan tâm

Gồm 30 thành viên trong Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Gồm 30 thành viên trong Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

(GLO)- Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) gồm 30 thành viên; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng. Theo đó, Hội đồng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng.
Đường biến thành... sông

Đường biến thành... sông

(GLO)- Mùa nắng thì bụi mù trời, mùa mưa thì cả đoạn đường biến thành sông khiến nhiều hộ dân sống tại hẻm 494 đường Phạm Văn Đồng (tổ 4, phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không thể lưu thông. Đáng nói, thực trạng này kéo dài gần 10 năm nay.
Kỳ 1: Giải mã cơn sốt đất

Kỳ 1: Giải mã cơn sốt đất

(GLO)- Sau cơn sốt đất từ giữa năm 2021 đến cuối năm 2022, thị trường bất động sản dần rơi vào tình trạng “đóng băng”. Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh đòi hỏi chính quyền các cấp cần có những giải pháp căn cơ.

Đắk Nông: Tháo dỡ các công trình vi phạm tại cù lao trên sông Sêrêpốk

Đắk Nông: Tháo dỡ các công trình vi phạm tại cù lao trên sông Sêrêpốk

Ngày 14/9, ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, ông Lê Tiến Dũng (37 tuổi, trú tại thị trấn Ea T’ling) -người lấn chiếm, xây dựng trái phép tại cù lao ông Liệu trên sông Sêrêpốk (đoạn thị trấn Ea T’ling) đã tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.