Đắk Nông: Những người mẹ trẻ sinh con từ thuở 12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa trưa, tiếng trẻ con khóc đòi sữa mẹ vọng ra từ một căn nhà được quây bằng những thanh lồ ô đập dập xen lẫn tiếng nói chuyện của mấy đứa trẻ. Bên trong, một thiếu phụ trẻ vừa địu con vừa lụi hụi thổi bếp lửa, vây quanh là hai đứa nhỏ, đứa chỉ mặc quần, đứa mặc độc chiếc áo…

Đó là cảnh nheo nhóc ở nhà Giàng Thị M. (trú thôn 2, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông), người mẹ của 3 đứa trẻ. M. năm nay vừa tròn 18 tuổi nhưng đã có 5 lần “vượt cạn”, lần đầu tiên là cách đây 6 năm, khi cô mới về nhà chồng được mấy tháng.


18 tuổi, 5 lần “vượt cạn” sinh con

M. và mấy đứa con ngồi khép nép trong ngôi nhà lụp xụp và không có gì đáng giá. Có lẽ đây là lần hiếm hoi, những đứa con M. được gặp người lạ tới nhà chơi. Nhìn M., ít ai nghĩ cô chỉ vừa mới bước sang tuổi 18 vì nét mặt trông rất già dặn.

Thiếu phụ người Mông chưa rành rọt tiếng Kinh nên thi thoảng trong cuộc trò chuyện, cô dùng đến tiếng mẹ đẻ và phải nhờ đến sự hỗ trợ của nữ cán bộ dân số thôn, chúng tôi mới hiểu được phần nào câu chuyện.


 

18 tuổi, M. đã trải qua 5 lần vượt cạn và chuẩn bị đến lần thứ 6.
18 tuổi, M. đã trải qua 5 lần vượt cạn và chuẩn bị đến lần thứ 6.



Cô kể, chưa học hết tiểu học, M. đã nghỉ học giữa chừng để lấy chồng. Đến năm 2012 thì sinh đứa con đầu lòng khi vừa tròn 12 tuổi. “Hầu như năm nào cũng đẻ. Đẻ mấy đứa trước khổ lắm, nhà không đủ ăn, lại không có điều kiện đi bệnh viện nên hai đứa mất rồi, chỉ có 3 đứa sống. Hiện tại, đứa con trong bụng là đứa con thứ 6, mấy tháng nữa là sinh, còn đứa thứ 5 này mới hơn 1 tuổi vẫn chưa cai sữa mẹ”, M. ngại ngùng chia sẻ.

Căn nhà của vợ chồng Giàng Thị P. (SN 1998) nằm ở gần cuối cụm dân cư Sán Chỉ (thôn Phú Lợi, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô), khuất sau mấy căn nhà sàn to lớn. Thiếu phụ với gương mặt ngây thơ ngồi lặng lẽ ôm đứa con nhỏ bên cạnh một người phụ nữ lớn tuổi khi trò chuyện cùng khách.


 

 Hơn 5 năm P. đã sinh được ba người con, đưa lớn 4 tuổi và đứa bé 4 tháng tuổi.
Hơn 5 năm P. đã sinh được ba người con, đưa lớn 4 tuổi và đứa bé 4 tháng tuổi.



P. cho biết, cô lập gia đình từ năm 15 tuổi. Năm ấy cô đang học lớp 6 thì bố mẹ em cho nghỉ học về nhà lấy chồng, ước mơ theo đuổi con chữ của cô gái tạm khép lại. Hơn 5 năm gắn bó với người chồng cùng xóm, P. đã sinh được ba người con, đưa lớn 4 tuổi và đứa bé 4 tháng tuổi. Do con còn nhỏ nên chỉ có chồng đi làm, còn P. ở nhà trông 3 đứa con. Không đất canh tác, không có trợ cấp xã hội, quanh năm cả nhà chỉ sống bằng tiền làm thuê của chồng và tiền bán mấy sào mì cuối năm.

14 tuổi, H’N. (bon R’Cập, xã Nam Nung, huyện Krông Nô) cũng “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Ngày ấy, nữ sinh M’Nông đang học lớp 7 thì “lỡ dại” nên quyết định rời ghế nhà trường để về nhà lấy chồng. Tám năm làm vợ, rồi làm mẹ của ba đứa con, cũng là ngần ấy năm gia đình nhỏ của H’N. luôn gắn với hai chữ "hộ nghèo".

Người mẹ trẻ nói không tròn vành rõ chữ, giọng đứt quảng trải lòng: “Em sẽ cố gắng chăm lo , nuôi dạy các con. Lập gia đình sớm khổ lắm, em sẽ không cho ba đứa con lấy chồng sớm như em đâu”.

Nhiều hệ lụy từ tục tảo hôn

Ở nhiều bản làng thuộc tỉnh Đắk Nông tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm vẫn âm thầm tiếp diễn. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ sớm đặt lên vai những đôi vợ chồng trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” đã khiến những ông bố, bà mẹ này phải đối mặt với cuộc sống khó khăn trăm bề. Lời ru buồn ngày ngày vẫn cất lên sau những nếp nhà sàn vương khói bếp.

Thực tế cho thấy, việc tảo hôn, sinh con ở lứa tuổi vị thành niên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ trẻ.

M., P. hay H’N. chỉ là một vài trong số rất nhiều những trường hợp tảo hôn và may mắn sinh đẻ an toàn, bởi đã có nhiều trường hợp đã mất mạng khi sinh con quá sớm hoặc gặp biến cố trong lúc mang thai. Như cái chết thương tâm của V.T.S, bà mẹ trẻ hơn 16 tuổi (thôn 2, xã Đắk Som) vào khoảng đầu năm 2017.


 

Kết hôn sớm là tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
Kết hôn sớm là tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.



Lấy chồng từ năm 11 tuổi, đến năm 2016, S. có thai đứa con thứ 3. Do cuộc sống gia đình khó khăn, không muốn sinh thêm con nhưng lại xấu hổ lại không dám tìm đến cơ sở y tế nên đôi vợ chồng trẻ tự ý phá thai. S. uống nhầm rễ cây độc trong rừng khiến cả hai mẹ con tử vong.

Khi nhắc đến vấn đề tảo hôn, nhiều cán bộ dân số, y tế cũng thở dài ngao ngán. Chị Triệu Thị Lý, chuyên trách dân số xã Đắk Som cho biết: “Câu chuyện dựng vợ, gả chồng của một số đồng bào dân tộc thiểu số có từ bao đời nay như một lẽ tự nhiên, chỉ vì mục đích là có thêm người làm và duy trì nòi giống. Mặc cho chính quyền, cán bộ dân số, phụ nữ cứ tuyên truyền đi tuyên truyền lại, năm này qua năm khác nhưng đâu vẫn vào đấy”.


 

Tảo hôn, sinh con sớm gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ trẻ.
Tảo hôn, sinh con sớm gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ trẻ.



Ngày 2/5/2018, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”. Mục tiêu là nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, việc tảo hôn của một số đồng bào dân tộc thiểu số đã có từ lâu, để xóa bỏ được hủ tục lạc hậu này là rất khó, không thể làm trong một sớm, một chiều. Đến thời điểm này, công tác tuyên truyền, vận động vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất, nhưng hình thức, nội dung, đối tượng tuyên truyền cần phải được xác định rõ để đem lại hiệu quả thiết thực.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null