Đắk Nông đề nghị đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lý giải việc đề xuất đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh chỉ có duy nhất một phương thức vận tài là đường bộ, địa hình khó khăn nên việc đi lại không thuận lợi, hạn chế thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng.
Ngày 22/3, ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh vừa có văn bản góp ý hoạch tổng thể mạng lưới cảng hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi Bộ GTVT, trong đó có đề nghị đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch xây dựng.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trước đây tỉnh đã có nhiều văn bản, nhiều lần trực tiếp đề nghị với các cơ quan Trung ương về việc quy hoạch xây dựng sân bay Nhân Cơ nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Vì vậy tại Dự thảo quy hoạch tổng thể mạng lưới cảng hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Nông không được quy hoạch sân bay nào.
Lý giải việc đề xuất quy hoạch sân bay Nhân Cơ, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh chỉ có duy nhất một phương thức vận tài là đường bộ, địa hình khó khăn nên việc đi lại không thuận lợi, hạn chế thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế và du lịch.

Mặc dù nhiều lần đề nghị nhưng tỉnh Đắk Nông vẫn chưa được chấp thuận việc xây dựng sân bay.
Mặc dù nhiều lần đề nghị nhưng tỉnh Đắk Nông vẫn chưa được chấp thuận việc xây dựng sân bay.
Trước đó vào tháng 1/2020, Bộ GTVT có thông báo, đề nghị tỉnh Đắk Nông nghiên cứu phương án về việc xây dựng sân bay lưỡng dụng Nhân Cơ. Theo đó bộ hướng dẫn UBND tỉnh Đắk Nông làm việc với Bộ Quốc phòng để đề xuất sân bay quân sự trước, sau khi hình thành sân bay quân sự thì căn cứ nhu cầu vận chuyển hành khách tiếp tục đề xuất sử dụng làm sân bay lưỡng dụng.
Do đó tại văn bản gửi Bộ GTVT mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không lưỡng dụng Nhân Cơ (trước mắt đầu tư xây dựng sân bay quân sự trên cơ sở tận dụng và mở rộng sân bay Nhân Cơ trước đây). Thời gian đầu tư trong giai đoạn 2030 –2050.
Và theo UBND tỉnh, việc này nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng và dân sự.
Được biết ngoài sân bay, UBND tỉnh Đắk Nông cũng có một số ý kiến về việc xây dựng tuyến đường sắt và một số tuyến quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa bàn.
Hiện tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã có 3 sân bay dân dụng đang hoạt động (gồm sân bay Pleiku, sân bay Buôn Ma Thuột và sân bay Liên Khương), mỗi sân bay cách nhau khoảng 200km. Nếu đề xuất của tỉnh Đắk Nông được chấp thuận thì sẽ có thêm sân bay Nhân Cơ, cách sân bay Buôn Ma Thuột đang khai thác khoảng 130 km. 
Theo Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.