Đắk Lắk: Anh nông dân 9X mồ côi cha nuôi con gì, trồng cây gì mà có cả đoàn doanh nhân trẻ tới tham quan?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 30 km, “cơ ngơi” của anh Nguyễn Đức Thành ở huyện Cư M’Gar gồm căn nhà nhỏ và 3 ha cây ăn trái đặc sản, 6 ao nuôi tôm càng xanh và các loại cá. Năm 2020, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh khoảng 700 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 45%.
Tây Nguyên có đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để phát triển nông nghiệp. Tận dụng ưu thế của địa phương, cùng với niềm đam mê nông nghiệp, nhiều bạn trẻ đã chịu thương chịu khó, nỗ lực vươn lên làm giàu trên quê hương mình. 
Điển hình là anh Nguyễn Đức Thành, sinh năm 1998, ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.
Hành trình đầy nghị lực của chàng nông dân trẻ
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, “cơ ngơi” của anh Nguyễn Đức Thành ở huyện Cư M’Gar gồm căn nhà nhỏ và 3 ha cây ăn trái, 6 ao nuôi tôm càng xanh và các loại cá. 
Năm 2020, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh khoảng 700 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 45%. Ít ai biết rằng, để thành công và ổn định như ngày hôm nay, anh Thành đã trải qua một hành trình gian nan đầy nghị lực và truyền cảm hứng.

Chi hội Doanh nhân trẻ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk tham quan mô hình kinh tế của anh Nguyễn Đức Thành. Ảnh: TTXVN phát.
Chi hội Doanh nhân trẻ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk tham quan mô hình kinh tế của anh Nguyễn Đức Thành. Ảnh: TTXVN phát
Nguyễn Đức Thành là con út trong gia đình nông dân có hai chị em. Năm lớp 9, biến cố xảy đến với gia đình Thành khi bố mất, gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. 
Theo chia sẻ của anh Thành, cảm giác vừa tủi thân, vừa thương mẹ và muốn chứng tỏ bản thân đã giúp anh lấy những câu chê bai làm động lực để quyết tâm thay đổi hoàn cảnh.
Học xong Trung học cơ sở, anh Thành nghỉ học ở nhà đi làm thuê và nuôi cá, nuôi bò, trồng tiêu. Hàng ngày, sau khi đi làm về, anh lên mạng tìm hiểu thông tin, kiến thức về nông nghiệp. 
Với 1,1 ha đất của gia đình và 100 triệu đồng từ tiền bán cá, năm 2015, anh Thành xây chuồng, mua 6 con bò về nuôi. Không may mắn là trồng tiêu thì tiêu bị hư do sâu bệnh, nuôi bò thì bán bị lỗ. 
Không nản chí, anh xuống các tỉnh miền Tây, chấp nhận làm thuê 3 tháng không công để tìm hiểu về nông nghiệp. 
Được nhà vườn tận tình chỉ dẫn, năm 2016, anh đầu tư trồng 100 cây ổi, 150 cây dừa và 50 cây vú sữa bơ hồng vì “dừa và ổi dễ trồng, cho trái quanh năm, chỉ cần đủ phân, đủ nước là được”.
Hành trình sau đó có khó khăn khi đặc trưng đất vùng anh ở là sỏi đá, cằn cỗi và ổi trồng bị hư hại. Không nản chí, anh Thành làm đến đâu, gỡ khó đến đó. 
Thấy thị trường quan tâm đến thực phẩm an toàn, anh bỏ qua những lời nói như “làm hữu cơ chi phí gấp đôi, lãi ở đâu” hoặc “có điên khùng mới trồng hữu cơ”, quyết tâm chỉ dùng chế phẩm sinh học khi trồng trọt, chăn nuôi. 
Sau 8 tháng trồng ổi, thu lại vốn, được thị trường đón nhận sản phẩm, anh Thành lại mở rộng trồng thêm ổi, dừa, chanh tứ quý, vú sữa,…Từ những mối quan hệ thân thiết với các chủ vườn miền Tây, anh nhập thêm 60 loại cây giống về bán, vừa bán vừa hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân, mang lại thêm nguồn thu đáng kể.
Ngoài trồng trọt, anh Thành còn nuôi các loại cá, chỉ dùng men sinh học và đậu nành, bắp trong quá trình nuôi. Hiện nay, mỗi năm anh thu khoảng 7 tấn cá. 
Năm 2017, trong một lần về lại miền Tây, thấy mô hình nuôi tôm càng xanh, anh rất thích thú, tìm tòi học hỏi và dành 12 triệu đồng mua giống về nuôi. 
Thất bại liên tiếp trong ba năm khi “tôm sốc nhiệt chết hết hoặc chỉ sống vài con đủ ăn”, nhưng anh không nản. Đến năm 2020, anh Thành thu được 6 tạ tôm càng xanh đầu tiên, không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua khiến anh càng quyết tâm cao hơn.
Anh Thành chia sẻ, thuận lợi là mẹ luôn ủng hộ. Bên cạnh đó, các sở, ngành, chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ trong quá trình anh khởi nghiệp. Năm 2016, khoản vay ngân hàng 50 triệu đồng đã phần nào giúp anh tháo gỡ khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp.
Theo ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’Gar), anh Nguyễn Đức Thành là tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó vươn lên, được nhân dân trên địa bàn yêu mến, chính quyền địa phương đánh giá cao. 
Mô hình “lấy ngắn nuôi dài” của anh đã khai thác được tiềm năng của vùng đất, mở rộng trồng trọt trong khi những hộ dân lân cận đã nản chí, bỏ hoang đất từ lâu. Điểm đáng quý ở anh là cần cù, nhẫn nại, ham học hỏi, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Du lịch miệt vườn ở Tây Nguyên
Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến anh Thành để mua cây giống, học hỏi kinh nghiệm, có người chỉ đến chơi và “đòi rải chiếu ngoài vườn ngồi chơi, bắt và nướng cá, ăn ổi sạch, uống nước dừa”. 
Khách tìm đến ngày càng đông, từ đó suy nghĩ “đưa du lịch miệt vườn lên Tây Nguyên” của anh được nhen nhóm. 
Năm 2020, anh Thành đầu tư xây 3 nhà chòi từ nguyên liệu gỗ và lá dừa nước. Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, mỗi ngày anh đón hơn 200 lượt khách. Anh Thành cũng đã mua 5 sào đất bên cạnh để trồng hoa mẫu đơn và hoa tường vi để hướng tới làm du lịch.

Mô hình “Nuôi tôm càng xanh trên đất Tây Nguyên” của anh Thành. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.
Mô hình “Nuôi tôm càng xanh trên đất Tây Nguyên” của anh Thành. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
Hiện nay, ngoài mô hình nuôi tôm càng xanh và định hướng làm du lịch, anh Thành còn trồng cỏ lạc dại làm thảm thực vật trên vườn cây ăn trái, giúp phục hồi đất, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất. 
Bên cạnh đó, anh nghiên cứu dùng pin năng lượng mặt trời để vận hành mô hình tưới tự động trên vườn cây ăn trái. Dần dần, mô hình làm kinh tế của anh được các cấp chính quyền, sở, ngành và Đoàn Thanh niên giới thiệu rộng rãi để nhân dân tham quan, học hỏi.
Là thanh niên làm kinh tế giỏi, đồng thời nhiều năm nay, anh Thành còn tham gia Ban Chấp hành Chi đoàn thôn Hiệp Hòa. 
Năm 2020, anh Thành đề xuất xã thành lập “Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ” nhằm liên kết cung ứng cây giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người dân, tạo sân chơi cho thanh niên trên địa bàn học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ.
 Ngoài ra, anh đã tích cực tham gia, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm, truyền lửa cho thanh niên về khởi nghiệp, lập nghiệp khi các cấp Đoàn, sở, ngành tổ chức. 
Anh Thành là điển hình Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, Thanh niên sống đẹp của huyện Cư M’Gar và nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020.
Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, anh Thành cho biết, bản thân luôn “ăn chắc mặc bền” và “lấy ngắn nuôi dài”, chú trọng tạo ra tài sản chứ không tiêu sản. Có những thời điểm, anh phải giữ vững lập trường, quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ, quyết tâm nuôi tôm càng xanh.
Theo Phó Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Cư M’Gar Nguyễn Minh Quý, anh Thành là một người trẻ năng động, chịu khó, nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp hữu cơ. 
Đặc biệt, mô hình “Nuôi tôm càng xanh trên đất Tây Nguyên” của anh là mô hình mới ở địa bàn, là cách làm hay đã mang lại hiệu quả kinh tế. Các cấp Đoàn Thanh niên đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của Thành trên các kênh thông tin truyền thông để thanh niên nói riêng, người dân nói chung học hỏi kinh nghiệm và nỗ lực vươn lên.
Với phương châm “Thành công là cuộc hành trình, chứ không phải là một điểm đến”, anh Nguyễn Đức Thành vẫn đang không ngừng học hỏi và tiếp thu điều mới, cách làm hay, hiệu quả để tiếp tục xây hoài bão về một nền nông nghiệp hữu cơ, vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao đời sống người dân, chung sức xây dựng nông thôn mới. 
Theo Hoài Thu (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.