Đak Đoa nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDTX-GDNN) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) không ngừng đổi mới nội dung và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trước đây, vì không có nghề nghiệp ổn định, chị Nguyễn Thị Hồng (thôn 5, xã Ia Băng) chỉ quanh quẩn với việc trong nhà, thi thoảng có ai thuê cuốc đất, nhổ cỏ thì đi làm nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Khi Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa phối hợp với xã Ia Băng mở lớp dạy nghề may tại địa phương, chị Hồng đã đăng ký theo học. Sau khi hoàn thành khóa học, chị được Tổ hợp tác may xã Ia Băng nhận vào làm việc. Chị Hồng cho hay: “Nhờ học lớp dạy nghề may, tôi tìm được việc làm với thu nhập ổn định. Hàng ngày, ngoài việc may đồ ở Tổ hợp tác với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng, tôi còn tranh thủ làm việc nhà và đưa đón con đi học”.

Một buổi thực hành của các học viên lớp học nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Đak Sơ Mei. Ảnh: Đ.Y

Một buổi thực hành của các học viên lớp học nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Đak Sơ Mei. Ảnh: Đ.Y

Nhận được thông tin xã Đak Krong mở lớp dạy kỹ thuật trồng lúa năng suất cao, anh Han (làng Đak Mong) cùng nhiều người trong làng đã đăng ký tham gia. “Khi đi học rồi mới thấy bản thân còn nhiều điều chưa hiểu về phương thức canh tác lúa nước cho năng suất cao. Sau gần 1 tháng theo học, tôi đã biết cách chăm sóc lúa như thế nào cho tốt; biết nhận diện một số biểu hiện bệnh thường gặp mà chủ động phòng ngừa, chăm sóc để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao”-anh Han nói.

Theo ông Krăm-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Mong: Khi địa phương tổ chức lớp học, chúng tôi vận động mọi người tham gia. 31 học viên đều hào hứng và tiếp thu nhanh kiến thức được truyền đạt. Sau khi hoàn thành khóa học, hầu hết học viên đã biết áp dụng vào việc chăm sóc lúa để đạt năng suất cao.

Ông Đặng Ngọc Linh-Tổ trưởng Tổ Đào tạo nghề (Trung tâm GDNN-GDTX huyện) cho biết: “Giáo viên đứng lớp dạy theo phương pháp tích hợp, lý thuyết song song với thực hành. Tuy nhiên, chúng tôi dành 80% thời lượng chương trình cho thực hành, bởi các học viên là lao động nông thôn cần cọ xát thực tiễn. Nội dung các lớp dạy nghề chủ yếu là những kiến thức cơ bản, được các giáo viên truyền đạt một cách đơn giản, dễ hiểu để mọi người đều có thể tiếp thu đầy đủ. Thời gian học từ 2,5 đến 3,5 tháng”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Đinh Thị Mỹ Lai-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa-thông tin: Hàng năm, Trung tâm phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tiến hành rà soát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn. Qua đó, Trung tâm chủ động chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình... Đồng thời, đơn vị cũng định kỳ cập nhật kiến thức mới để hoàn chỉnh bộ giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu, phù hợp với người học.

Hiện nay, Trung tâm đã xây dựng, cập nhật một số nghề phù hợp trình độ với nhu cầu của người dân như: trồng cà phê, lúa; xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ diesel; may; nuôi và phòng bệnh cho heo, gà. Ngoài ra, Trung tâm còn khuyến khích cán bộ, giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy qua màn hình, video clip ngắn để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, Trung tâm phối hợp tổ chức được 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với quy mô 30-35 học viên/lớp thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1 lớp 30 học viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững; 2 lớp dành riêng cho công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang với 140 học viên. Các nghề đào tạo chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người học như: chăn nuôi, thợ nề, kỹ thuật cắt may, cạo mủ cao su…

Cũng theo Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đak Đoa, thông qua hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động đã có sự thay đổi nhận thức, cải thiện kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời, biết vận dụng và phát huy tương đối hiệu quả những kiến thức đã học vào thực tiễn để cải thiện kinh tế gia đình. Từ năm 2021 đến ngày 30-5-2023, toàn huyện có 3.413 lao động được đào tạo nghề; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện đạt 48,6%.

“Thời gian tới, Trung tâm tập trung đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; ưu tiên đào tạo các nghề có thời gian học nhanh, dễ kiếm được việc làm phù hợp lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, giúp lao động nông thôn ổn định thu nhập, nâng cao đời sống, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững”-bà Lai nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

(GLO)-12 năm gắn bó với nghề dạy lái xe, Đại úy  Phạm Văn Sáng nhân viên, kiêm giáo viên dạy lái xe, Phòng Hậu cần, Trường Cao đẳng nghề 21 (Binh đoàn 15) đã đi qua quãng đường gấp 10 lần chiều dài đất nước. Anh đã được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi.