Da thịt của núi rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cái năm ấy tôi gầy xanh và ho mãi, những cơn ho rạc rài. Gió mùa từ trong núi thổi ra cũng gầy rộc. Mùa đông hanh khô trên non cao, gió đói mùi hoa, đói mùi quả đã đành, giờ đói cả mùi cỏ dại. Sương muối giết dần cỏ bằng những đêm trăng mờ đục như mắt người già.



Ho thế, ốm nhách thế, tôi vẫn phải leo dốc theo cha hàng ngày lên rẫy. Leo đến tức ngực thì tôi bật ra những câu hỏi: “Trời ăn gì mà xanh thế?”-”Ăn tiếng chim hót”. “Chim ăn gì mà hót?”-”Chim uống nước suối”. “Suối uống gì mà trong thế?”-”Suối uống rừng”… Con hỏi với một bước chân, cha đáp bằng một bước chân, mãi vẫn chưa hết dốc. Đến đấy, cha tôi chỉ tay nói lảng: “Con nhìn kìa, chỗ mới bị sạt vì trận lũ hôm qua ấy là vết thương của rừng, như vết gai cào chân con”.

 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG



Từ hôm ấy, tôi nghĩ núi rừng có da có thịt.

Tôi nhớ, mỗi dịp xuân về, mẹ vẫn thường nhoẻn cười bảo con cháu: “Đất mùa này như đứa con gái phổng phao rồi, trưởng thành rồi, gieo cây sinh nở được rồi”. Rồi mẹ cứ thế tra những hạt bắp giống xuống các hốc. Chẳng phải bàn, mấy bữa sau bắp lên xanh non. Lúa nương, cây bông lục tục mọc lên. Những loài cỏ, cây dại ở đâu cũng ngoi lên, núi rừng như con thú mạnh khỏe với bộ lông rậm rạp. Cứ thế, bốn mùa qua đi như phép thử, dù mưa nắng khắc nghiệt đến chừng nào, núi rừng vẫn chứng minh được cái bản năng phải sinh tồn, mời gọi mùa màng trong cuộc giao hoan kỳ lạ.

Một dạo, người trong xóm núi của tôi xoay ra nhiều nghề lạ. Những quả núi như con chim rừng bị bắt vào lồng hoảng loạn lao đầu vào nan lồng đến toét đầu, chảy máu. Núi lở lói, mưa nắng vài năm vẫn không che phủ được phần xót đau ấy. Hết đá, đến đất. Đi qua nghe phong thanh người ta bàn: “Vục đất lên mà ăn”, người già tưởng nói bóng gió.

Một ngày, rừng cạn dần bóng cây xanh, suối đói, tiếng chim thưa dần, da trời xanh ngằn ngặt gắt gay chứ không còn dịu dàng. Người ta bắt đầu chia đất ra các món để bán; loại rẻ rúng nhất được đổ vào lấp móng nhà, làm đường. Đất “tan đàn xẻ nghé”, những quả đồi mất chân móng dần sụt lở trong mùa mưa bão.

Dị tật ấy sẽ rất khó lành, người xóm tôi biết thế. Những miếng ăn gấp gáp vội vã từ rừng rồi cũng nghẹn tắc ở cổ. Người trẻ trắng mắt rồi đói vàng mắt. Người già lặng thinh như ngày không gió. Không ai bỏ hạt bắp giống, cây dại cũng đi đâu hết cả. Nghe ai đó bảo, ở nơi khác người ta trồng hoa để làm giàu. Bắt đầu chán các loại hoa cảnh cầu kỳ, có người hoài cổ quay về hoang dại, tìm bình an trong thảo mộc…

Đất nhọc nhằn rồi cũng đến lúc mất giá, bị bỏ rơi. Những ngày có mưa, cỏ lại mọc lên dữ dằn, gai góc hơn. Tôi bỏ giày bước trên gai, được cái vết xước rỏ máu mà sao thấy lòng tha thiết thế, rưng rưng thế. Chỗ mấy hòn đá kia là mộ mẹ già. Mộ mẹ được đắp lên da thịt đất đai, như cái nắm thuốc cả đời mẹ đắp cho người trong vùng khỏi bệnh. Người ta thường hỏi thuốc của mẹ làm từ thứ lá gì thì mẹ không nói. Có nói người ta cũng không hiểu, có hiểu cũng có làm được đâu, dám làm đâu? Lành vết đau rồi, cứ thế núi rừng lại có da có thịt, háo hức đón mùa về…

 

 BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.