Đà phục hồi mạnh mẽ của du lịch thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành du lịch thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng trầm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

 
Nhật Bản mở cửa có điều kiện cho khách du lịch nước ngoài. Ảnh UNHERD
Nhật Bản mở cửa có điều kiện cho khách du lịch nước ngoài. Ảnh UNHERD
Châu Âu là khu vực có sự bứt phá ngoạn mục khi trong ba tháng đầu năm nay đón số lượng du khách quốc tế tăng gần bốn lần (tăng 280%) so với đầu năm 2021. Tiếp đó là châu Mỹ với lượng du khách quốc tế tăng 117% và Trung Đông tăng 132%.
Báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) cho biết, trong quý đầu vừa qua, toàn cầu ghi nhận 117 triệu lượt du khách quốc tế, tăng mạnh so với mức 41 triệu lượt cùng kỳ năm ngoái, tương ứng mức tăng 118%, song vẫn thấp hơn 61% so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát. Tuy nhiên, mức tăng trong ba tháng đầu năm nay đã phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói toàn cầu khi các biện pháp phòng dịch được dỡ bỏ và khôi phục lại niềm tin của du khách. 
Ngành du lịch thế giới được dự báo sẽ duy trì đà phục hồi trong cả năm 2022 khi có nhiều nước tiếp tục nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng dịch. Tính đến đầu tháng 6 vừa qua, có 45 điểm đến, trong đó có 2/3 là tại châu Âu, không còn thực hiện bất cứ các biện pháp hạn chế phòng dịch nào. Trong khi đó, thêm nhiều điểm đến tại châu Á cũng bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế. Nhật Bản bắt đầu mở cửa có điều kiện cho khách du lịch nước ngoài sau hơn hai năm. “Xứ sở Mặt trời mọc” sẽ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm trong danh sách có tỷ lệ dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 thấp.
Chính phủ Thái Lan cũng vừa công bố một chiến lược mới có tên gọi là “SMILE” (Nụ cười) nhằm phát triển bền vững ngành du lịch hậu đại dịch Covid-19. Chiến lược “SMILE” của Thái Lan được viết tắt từ các chữ S (Bền vững về mọi khía cạnh), M (Nhân lực: Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế), I (Nền kinh tế bao trùm:
Bảo đảm tất cả các khu vực kinh tế đều được đưa vào ngành du lịch), L (Bản địa hóa: Thúc đẩy tính độc đáo của các cộng đồng như là điểm thu hút du lịch) và E (Hệ sinh thái: Thúc đẩy du lịch sinh thái và môi trường địa phương). Với chiến lược này, Chính phủ Thái Lan muốn nâng mức đóng góp của ngành du lịch cho GDP từ 20% trước đại dịch Covid-19 lên 30% vào năm 2030. Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) dự báo nước này sẽ đón khoảng 7-10 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm nay sau khi các biện pháp kiểm dịch được dỡ bỏ.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, sẽ công bố chiến lược mới nhằm thúc đẩy ngành du lịch vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và các biện pháp hạn chế đi lại của chính phủ các nước. Chiến lược du lịch và lữ hành quốc gia của Bộ Thương mại Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2027 thu hút 90 triệu lượt du khách quốc tế, với nguồn thu mỗi năm lên tới 279 tỷ USD - cao hơn cả mức trước khi đại dịch bùng phát. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những cải cách mà ngành du lịch Mỹ hướng đến là đơn giản hóa và hiện đại hóa các thủ tục nhập cảnh cho du khách nhập cảnh và đi lại trong nước Mỹ.
Cùng với đó, giới chức Mỹ chủ trương thúc đẩy trải nghiệm du lịch đa dạng tại các bang có biển, giảm hoạt động du lịch gây phát thải lớn ảnh hưởng đến môi trường và xây dựng một ngành du lịch có khả năng chống chịu thiên tai, các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2019, nước này đã đón 79,4 triệu lượt du khách quốc tế. Con số này đã giảm xuống còn 19,2 triệu lượt vào năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát và chỉ tăng lên 22,1 triệu lượt vào năm 2021.
Mặc dù du lịch thế giới đang chứng kiến sự khởi sắc trở lại, song UNWTO vẫn thận trọng khi đánh giá triển vọng của ngành này trong những tháng tới do lo ngại chi phí du lịch chịu tác động của giá năng lượng và hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của ngành công nghiệp không khói.
Theo ĐAN ANH (NDĐT)
 

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null