Đà Lạt: Yêu cầu niêm yết và thu phí giữ xe đúng quy định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vấn đề giá giữ xe quá cao tại các bãi giữ xe có thu phí khu vực Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt những ngày giáp Tết lại trở thành vấn đề nóng, gây bức xúc cho người dân và du khách.
Không chỉ gây bức xúc vì thường xuyên "chặt chém" khách gửi xe mỗi dịp lễ, tết, các bãi giữ xe có thu phí ở khu vực Quảng trường Lâm Viên còn đang gây tình trạng mất trật tự an toàn giao thông do bãi xe nằm ngay đoạn đường trung tâm thành phố

Không chỉ gây bức xúc vì thường xuyên "chặt chém" khách gửi xe mỗi dịp lễ, tết, các bãi giữ xe có thu phí ở khu vực Quảng trường Lâm Viên còn đang gây tình trạng mất trật tự an toàn giao thông do bãi xe nằm ngay đoạn đường trung tâm thành phố

Theo ghi nhận của phóng viên, vào chiều 29 Tết, một người dân đã phản ánh việc anh phải trả 80.000 đồng/tiếng để gửi xe ô tô tại một bãi xe gần Quảng trường Lâm Viên. Trước đó, vào ngày 28 Tết, mức giá tại đây cũng đã lên đến 60.000 đồng/tiếng. Tình trạng "chặt chém" giá giữ xe đã khiến nhiều người sử dụng dịch vụ vô cùng bức xúc.

Sáng nay (30 Tết), Đoàn kiểm tra liên ngành 389 của TP Đà Lạt đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định tại đơn vị giữ xe này và phát hiện vi phạm nghiêm trọng. Đơn vị này thường xuyên vi phạm quy định về giá giữ xe, bất chấp phản ánh từ người dân.

Trước sự việc này, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu UBND Phường 10 kiểm tra và thay đổi bảng giá giữ xe đúng quy định trước 17 giờ 30 ngày 9/2/2024. Đồng thời, UBND Phường 10 sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý việc giữ xe và xử lý đơn vị vi phạm.

UBND thành phố cũng khẳng định, nếu vi phạm về giá giữ xe tiếp tục xảy ra, UBND Phường 10 căn cứ vào hợp đồng đã ký kết để đề nghị hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Vấn đề "chặt chém" giá giữ xe không chỉ gây bức xúc cho người dân và du khách mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của thành phố du lịch Đà Lạt.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.