Đà Lạt mùa phượng tím

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cứ ngỡ màu hoa phượng tím chỉ có trong lời một bản tình ca nào đó lắng sâu trong tiềm thức, nên chợt thấy ngỡ ngàng, tan chảy trái tim khi bắt gặp những vòm hoa tím ngát trời Đà Lạt tháng ba…

 


Là bởi mình chưa đến Đà Lạt cùng nhau trong mùa nhớ nên em không biết thành phố mộng mơ tháng ba còn có tên gọi là "mùa phượng tím".

Tháng ba về, mùa xuân dùng dằng chưa qua trên những lãng đãng sương mơ phố núi, nhưng nắng chớm hạ đã kịp ửng lên làm hồng đôi má như bỡ ngỡ thẹn thùng cho lòng ai vấn vương hoài...


 

 Phượng tím tô điểm cho những con đường đẹp và bình yên như một bức tranh
Phượng tím tô điểm cho những con đường đẹp và bình yên như một bức tranh



Và trên những tàng cây mới hôm qua vẫn còn xanh mướt lao xao là gió, nay đã nhuộm màu tím dịu dàng, mỏng manh. Màu hoa như dỗi hờn, như đợi chờ ai đó, đủ cho một bàn tay tìm đến bàn tay vì e rằng khoảnh khắc vô tâm có thể đánh mất cơ hội tình yêu…

 

Sắc hoa dịu dàng, mong manh như thoáng chút dỗi hờn và lặng lẽ như một lời hứa đợi...
Sắc hoa dịu dàng, mong manh như thoáng chút dỗi hờn và lặng lẽ như một lời hứa đợi...


Phượng Tím có tên khoa học là Jacaranda Acutifolia, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó được di thực sang một số nước châu Âu.

Phượng tím lần đầu tiên xuất hiện tại Đà Lạt vào năm 1962, do ông Lương Văn Sáu – một kỹ sư nông nghiệp đưa về trồng thử nghiệm. Do hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Đà Lạt nên sau đó cây được nhân trồng tại nhiều đường phố, công viên của thành phố mộng mơ này…


 




Vài năm gần đây, phượng tím trở thành từ khóa khá hot dẫn dụ những cô nàng sống ảo, những cặp tình nhân đến với Đà Lạt tháng ba. Trên các diễn đàn, các trang mạng còn có những chỉ dẫn cụ thể đến những cung đường, công viên để "check-in" cùng phượng tím...


 

 Hỏi ai lại không tan chảy trái tim trước màu hoa quá đỗi dịu dàng mong manh mà không kém phần ngọt ngào, lãng mạn này...
Hỏi ai lại không tan chảy trái tim trước màu hoa quá đỗi dịu dàng mong manh mà không kém phần ngọt ngào, lãng mạn này...


Theo Song Linh (PLVN)

Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn tháp Hòn Chuông

Bí ẩn tháp Hòn Chuông

(GLO)- Nhà bố vợ tôi ở sát chân núi Bà. Vì nơi hòn núi cao này có khối đá khổng lồ nhô lên như một cái chuông úp, nhìn từ xa như núm cái chiêng khổng lồ nên người dân địa phương gọi là Hòn Chuông.
Khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp Lễ hội pháo hoa quốc tế tăng 33% so với cùng kỳ

Khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp Lễ hội pháo hoa quốc tế tăng 33% so với cùng kỳ

Tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2024) suốt hơn một tháng cùng chuỗi các sự kiện, show diễn đẳng cấp quốc tế, đó là cách để Đà Nẵng khẳng định thương hiệu "Thành phố lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á" và trở thành một điểm đến hấp dẫn bậc nhất Việt Nam trong thời gian này.