Đã khóa bảo vệ trang cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đó là khi đọc được những còm men tranh luận rất khí thế ở đâu đó, bèn bấm thử vào trang của chủ nhân những cái còm ấy xem sao, liền đập vào mắt dòng chữ trên.

Thậm chí nhiều lúc nhận được lời mời kết bạn, nhưng vào xem trang của người mời, cũng đã khóa kín bưng!

Từ năm 2020, Facebook đã ra mắt tính năng an toàn mới cho phép người dùng khóa hồ sơ của mình. Dành cho những người không muốn công khai thông tin, hình ảnh, những câu chuyện của cá nhân, gia đình với những ai không phải bạn bè. Nhiều điểm nóng về xung đột, bạo lực như Ukraine, Afghanistan,... tính năng này được kích hoạt một cách đặc biệt để bảo vệ người dùng tránh trở thành mục tiêu tấn công. Tháng 2/2022, Meta mở rộng chương trình bảo mật tài khoản Facebook đến với người dùng tại Việt Nam.

Gần đây nhất, Facebook còn mở thêm tính năng bình luận ẩn danh cho người dùng tại Việt Nam, trước mắt là những trang thuộc về các hội/nhóm. Có nghĩa người sử dụng tính năng này sẽ thoải mái bình luận mà mọi thành viên còn lại không biết mình đang nói chuyện với ai.

Ảnh minh họa: Cellphones.
Ảnh minh họa: Cellphones.

Giữa thế giới xô bồ, hỗn tạp này, việc bảo vệ quyền riêng tư của mình trên không gian mạng là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Nhưng liệu có gì đó sai sai, khi vừa muốn riêng tư cá nhân, vừa lại muốn đưa chân vào chốn lắm thị phi, thậm chí “gió tanh mưa máu” như mạng xã hội? Đặt câu hỏi đó, bởi tôi nhận thấy khá đông những người “đã khóa bảo vệ trang cá nhân” lại đi còm dạo nhiều nhất. Những bình luận đầy “sát khí”, bất chấp đúng sai. Tương tự như ở các hội nhóm, dù quản trị viên có thể nắm được danh tính của người ẩn danh, nhưng toàn bộ thành viên còn lại sẽ tranh luận với người vô hình. Một bên lộ diện một bên giấu mặt, câu chuyện sẽ ra sao, kết quả là gì với thể loại “tương tác” ấy?

Nhưng kể cả bạn đã khóa hồ sơ facebook, hay ẩn danh, thì liệu đã an toàn?

Bạn có tin rằng chiếc điện thoại thông minh đang nằm im lìm trên bàn hay nhét trong túi quần vẫn có thể nghe thấy mọi điều mình nói, mình làm hàng ngày không? Đó là sự thật. Tính năng đáng sợ ấy không phải mới đây, mà đã có từ dăm, bảy năm trước. Những thuật toán AI giám sát âm thanh trong chiếc điện thoại có thể âm thầm biết bạn đang nói dối, đang say xỉn, thậm chí biết bạn đang ăn gì trong miệng... Cho dù những người phát triển thuật toán này luôn nói rằng điện thoại chỉ ghi âm khi nào bạn ra lệnh.

Giờ nhiều người mới manh nha hiểu vì sao mọi nhãn hàng hay những kẻ lừa đảo luôn “đọc” được ý nghĩ của mình, thậm chí nhiều thứ còn ghê gớm hơn mà chủ nhân của những chiếc điện thoại thông minh là chúng ta vẫn chưa thể biết hết được.

Tôi đọc được ở đâu đó một lời khuyên khá bi hài, đó là hãy lấy miếng băng dính dán kín cái micro điện thoại của bạn lại, cho nó khỏi... nghe lén! Điều đó có nghĩa mọi thứ chìa khóa giữa thời đại số này, dù thực hay ảo, tinh vi đến đâu cũng đều vô ích.

Tất cả là ở chính tư duy, thái độ, tầm suy xét và ứng xử của mỗi người mà thôi. Làm sao vẫn giữ được những gì riêng tư mà không cần phải khóa.

Theo Trí Quân (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.