Trách nhiệm của người trẻ trên mạng xã hội: Làm sao để trở thành công dân số văn minh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho giới trẻ nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro như nguy cơ như bị bắt nạt, tin giả... Để sử dụng mạng xã hội (MXH) văn minh và có trách nhiệm, giới trẻ cần được trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng an toàn.

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, MXH đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người, nhất là giới trẻ. Từ kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin đến thể hiện cá tính và quan điểm cá nhân, MXH giúp các bạn tuổi mới lớn có thể tự khám phá, giúp mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng MXH cũng mang đến nhiều thách thức, đòi hỏi giới trẻ phải có ý thức trách nhiệm và sự văn minh trong từng hành động. Làm thế nào để có thể tận dụng tối đa tiềm năng từ MXH mà không rơi vào những hệ lụy tiêu cực, đang nỗ lo chung của cả cộng đồng.

Theo báo cáo từ We Are Social năm 2024, hơn 80% thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng MXH hàng ngày. Facebook, Instagram, TikTok không chỉ là nơi chia sẻ khoảnh khắc đời thường mà còn là công cụ để kết nối và lan tỏa những thông điệp. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng đi kèm với nhiều hệ lụy như: tình trạng bắt nạt trên mạng (cyberbullying), lan truyền tin giả và thiếu bảo mật thông tin cá nhân.

Có thể thấy, MXH như con dao hai lưỡi. Một mặt, MXH giúp thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận thông tin, kết nối bạn bè và tham gia vào các hoạt động xã hội. Mặt còn lại, khiến nhiều thanh thiếu niên cảm thấy cô đơn, áp lực khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Việc này có thể dẫn các bạn trẻ đến những tình trạng như trầm cảm và lo âu.

Tiến sĩ Lê Thị Lâm-Giảng viên khoa Tâm lý-Giáo dục Đại học Sư phạm (Trường Đại học Đà Nẵng) cho biết: "Áp lực khi thấy những hình ảnh về cuộc sống hoàn hảo của người khác trên MXH đã dẫn đến việc nhiều bạn trẻ cảm thấy tự ti và mất tự tin vào bản thân. Từ đó dẫn đến lối suy nghĩ tiêu cực, thụ động trong học tập và công việc, dần mơ mộng, xa rời thực tế. Đôi khi cái tôi bồng bột có thể dẫn đến hệ lụy không đáng có như trường hợp gần đây của bạn thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia gây phẫn nộ vì có những phát ngôn vô ơn với đất nước".

"Giới trẻ hiện nay rất nhạy bén với công nghệ, chính vì vậy mỗi bản thân các bạn đều phải tự bảo vệ chính mình, phải có chính kiến, tư tưởng đúng đắn cho mình trước khi rơi vào những tác động của xã hội. Và điều quan trọng là các bạn trẻ cần nhận thức rõ rằng những gì họ thấy trên MXH không phải lúc nào cũng là sự thật và đừng để những hình ảnh đó chi phối cuộc sống của mình"-Tiến sĩ Lâm chia sẻ thêm.

Để MXH không là cái bẫy, một số bạn thanh niên đã chủ động tận dụng MXH để lan tỏa những thông điệp tích cực và ý nghĩa, như hưởng ứng "Chiến dịch Tin" với chủ đề “Anti Fake News”-chống tin giả, hay phong trào mang lá cờ Tổ quốc đi muôn nơi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Đây không chỉ là những hành động góp phần xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh mà còn là minh chứng rõ ràng về cách mà MXH có thể trở thành công cụ để truyền tải giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc.

Là một người trẻ làm sáng tạo nội dung trên MXH với hơn 35 ngàn lượt theo dõi, chị Rơ Châm H’Liên (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) chia sẻ: "Mình hiểu rằng những gì mình đăng tải có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vì vậy, mình luôn cố gắng lan tỏa những thông điệp tích cực, truyền thống hay, nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Jrai nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tránh xa các nội dung kích động hay gây hại mà thay vào đó là hưởng ứng vào những trend trong các dịp lễ, hướng về đồng bào vùng lũ lụt,... Mình cứ chia sẻ những điều nhỏ nhặt như vậy để dần dần giúp đổi thay nếp nghĩ và truyền tư duy tích cực cho những bạn trẻ theo dõi mình".

Hãy để MXH là một công cụ phát triển bản thân thành phiên bản hoàn thiện nhất. Ảnh: H.H

Hãy để MXH là một công cụ phát triển bản thân thành phiên bản hoàn thiện nhất. Ảnh: H.H

Đồng quan điểm với chị H’Liên, em Trương Phương Hoa-sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện (Trường Đại học Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh) từng tham gia chiến dịch #CreateKindness (Chiến dịch kêu gọi lan tỏa sự tử tế trong cộng đồng) trên TikTok chia sẻ: “Mặc dù chỉ hưởng ứng tham gia sáng tạo video bằng việc tặng hoa cho bất kỳ một người phụ nữ trên đường nhân ngày 20-10 và gắn hashtag trên nền tảng MXH, nhưng thông qua video, mình đón nhận được nhiều sự đồng cảm của cộng đồng. Từ đó có nhiều nội dung tương tự như vậy giúp mình cảm nhận: chỉ cần mỗi ngày nói một lời tích cực với bản thân hoặc nói với người thân qua tin nhắn cũng có thể tạo nên sự khác biệt cho chính cuộc sống của mình”.

Để nâng cao nhận thức về việc sử dụng MXH một cách có trách nhiệm của thế hệ thanh niên, không thể thiếu sự chung tay từ gia đình và nhà trường. Chị Trần Thị Thanh Nga (tổ 11, phường Phù Đổng) có con đang học lớp 11 tại Trường THPT Pleiku chia sẻ: "Thời buổi công nghệ, con trẻ thường "bắt trend" và thao tác trên điện thoại, máy tính nhanh hơn mình. Tuy mình không kiểm soát gắt gao nhưng mình luôn nhắc nhở con không nên chia sẻ thông tin cá nhân lên MXH và kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi tin vào nó. Mình cũng cố gắng làm gương cho con khi sử dụng MXH một cách có trách nhiệm, không tham gia vào các cuộc tranh cãi vô bổ hay lan truyền tin đồn".

Sử dụng MXH một cách văn minh và có trách nhiệm không chỉ là yêu cầu đối với cá nhân mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Giới trẻ cần được trang bị kỹ năng và nhận thức để tận dụng tốt các công cụ trực tuyến mà vẫn giữ được sự an toàn và tôn trọng lẫn nhau. Cơ sở giáo dục, gia đình, cộng đồng xã hội và cả các nền tảng MXH đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức trách nhiệm cho giới trẻ, giúp họ trở thành những công dân số văn minh và có trách nhiệm trong thời đại công nghệ số.

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.