Cứu thành công 3 ca đột quỵ tại bệnh viện huyện Mộc Châu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do thời gian vào cứu bệnh nhân đột quỵ tính bằng giờ nên việc điều trị thành công đột quỵ tại bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã mở ra cơ hội sống thực sự cho nhiều bệnh nhân ở khu vực này.
 BS Khuất Thanh Bình (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tình hình phục hồi của bệnh nhân Vũ Long B.
BS Khuất Thanh Bình (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tình hình phục hồi của bệnh nhân Vũ Long B.
BSCK I Khuất Thanh Bình-Phó giám đốc kiêm trưởng khoa HSCC, đồng thời cũng là người tham gia cấp cứu trực tiếp cho bệnh nhân Vũ Long B. (76 tuổi, trú tại Xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La ) cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt nửa người trái, nói khó, tiểu tiện không tự chủ.
Sau khi tiến hành cấp cứu, đảm bảo các chỉ số sinh tồn, bệnh nhân được định chụp cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ (nhồi máu não).
Nhận thấy trường hợp này bị đột quỵ trong khoảng “thời gian vàng” (trong 4,5 giờ đầu) nên bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Sau 24 giờ bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, bắt đầu nói rõ và nghe tốt, nửa người bên trái chỉ còn yếu nhẹ.
Trước đó, người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 2/3 sau khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khoảng 30 phút, bệnh nhân đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên và được đưa ngay vào Bệnh viện ĐK Mộc Châu.
Theo BS. Khuất Thanh Bình, điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết là 1 phương pháp điều trị mới nhằm tái thiết lập dòng chảy mạch máu não.
Bệnh nhân Vũ Long B là trường hợp thứ 3 được áp dụng thành công phương pháp này tại bệnh viện.
Trước đây, do điều kiện địa lý, những bệnh nhân bị đột quỵ thường phải chuyển về Hà Nội. Khi đó đã hết thời gian vàng, bệnh nhân đến bệnh viện muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật…
Tiêu sợi huyết cũng được đánh giá là tiến bộ vượt bậc và theo một số chuyên gia y tế, lấy huyết khối trong tương lai sẽ chỉ hỗ trợ cho tiêu sợi huyết, phải thực hiện song song và việc các bệnh viện huyện thực hiện triển khai tiêu sợi huyết là một thành công ngoạn mục.
Thời gian vàng cứu bệnh nhân
Do phương pháp điều trị đột quỵ bằng tiêu sợi huyết chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện điều trị sớm, (trước 4,5 giờ) kể từ khi khởi phát những triệu chứng đột quỵ nên Bs Bình khuyến cáo: Khi thấy người bệnh xảy ra tình huống đột quỵ (nhồi máu não), người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt (trước 4,5 giờ dầu), để bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và chỉ định các biện pháp cấp cứu nhanh nhất tránh nguy cơ tử vong. Đồng thời giúp bệnh nhân được chăm sóc, phục hồi tốt nhất mà không để lại biến chứng.
Bs Bình cũng nhấn mạnh khi bị đột quỵ, thời gian vàng đưa bệnh nhận đến cơ sở y tế cấp cứu là 4,5 giờ kể từ khi xảy ra đột quỵ. Người nhà tuỵệt đối không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp…
Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, vì vậy khi thấy các dấu hiệu đột ngột tê hay yếu một bên cơ mặt, tay, chân đặc biệt liệt nửa thân, lú lẫn, rối loạn ý thức, rối loạn thị giác một hay cả hai mắt, đi lại khó khăn, loạng choạng mất thăng bằng, đau đầu nhiều không rõ nguyên nhân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trần Phương (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.