Cuộc sống đặt bài, người trẻ lên tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhóm sinh viên, học sinh đã chế tạo thành công máy in 3D, máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị… hướng tới phục vụ cộng đồng.
Nhóm bạn trẻ trường ĐH Công nghệ TPHCM sử dụng máy in 3D,chế tạo ra chiếc khung xương hỗ trợ cho các bệnh nhân gãy chân. Ảnh: NVCC.
Nhóm bạn trẻ trường ĐH Công nghệ TPHCM sử dụng máy in 3D,chế tạo ra chiếc khung xương hỗ trợ cho các bệnh nhân gãy chân. Ảnh: NVCC.
Chế tạo máy in 3D
 Từ gợi ý của thầy hướng dẫn đề tài khoa học, Nguyễn Trung Tín, sinh viên khoa Cơ điện - Điện tử (trường ĐH Công nghệ TPHCM) cùng những người bạn đã quyết định chế tạo ra một chiếc máy in 3D. Nói về ý tưởng này, Phan Thị Mạnh Hương, một thành viên trong nhóm cho biết: Mô hình máy in 3D đã có ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam hiện chưa phát triển. Theo khảo sát của nhóm, giá bán máy in 3D nhập ngoại loại phổ thông, kích thước nhỏ hiện nay thấp nhất cũng gần 20 triệu đồng. Trong khi đó, nếu biết cải tiến, thay đổi linh kiện sản xuất tại Việt Nam, giá thành chiếc máy in 3D hoàn chỉnh của nhóm chỉ khoảng 8- 9 triệu đồng.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, cải tiến, máy in 3D của nhóm hoàn thiện trên cơ sở máy in 3D của nước ngoài. Nhóm đã thay đổi nhiều chi tiết như: đầu phun mực, động cơ bước, bo mạch đảm bảo máy hoạt động tốt, giá thành rẻ rất nhiều so với máy của nước ngoài.
“Sản phẩm đầu tiên của nhóm là khung xương cánh tay, khung xương cổ, bàn chân và tay giả, chân giả để hỗ trợ bệnh nhân tại các bệnh viện. Chọn chất liệu in là nhựa sinh học, một loại nhựa làm từ lúa mỳ và ngô, nhóm mong muốn cộng đồng hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường”, Trung Tín, trưởng nhóm chia sẻ.
Không chỉ hỗ trợ cho lĩnh vực y tế, nhóm còn in nhiều mô hình phục vụ cho giáo dục như: trái tim 3D, mô hình các bộ phận cơ thể người hoặc đơn giản là đồ dùng học tập. Ngoài ra, nhóm còn in nhiều sản phẩm trang trí, lưu niệm, đồ gia dụng… nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trưởng nhóm Nguyễn Trung Tín tiết lộ: “Thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm này thành máy in 3D nhiều màu. Đồng thời tụi em sẽ phóng lớn kích cỡ lên gấp 2, 3 lần so với máy hiện tại và sử dụng nhiều loại chất liệu in khác nhau để có thể tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ đời sống mà có tính cạnh tranh cao trên thị trường”. Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp tại TPHCM ngỏ ý tìm hiểu quy trình sản xuất mô hình máy in của nhóm để lên kế hoạch hợp tác.
Máy đọc tài liệu cho người khiếm thị
Chứng kiến người khiếm thị phải lấy tay dò từng chữ nổi trên bảng nhựa, hai em Nguyễn Thanh Trung và Lê Nguyễn Ngọc Thạch, học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) đã nảy ra ý tưởng và chế tạo thành công máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị.
Nói về ý tưởng, Thanh Trung cho biết, ý tưởng thực hiện sản phẩm nảy sinh từ chuyến đi thăm một số cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật. Sau hơn ba tháng tìm tòi và nghiên cứu, thiết bị đọc tài liệu dành cho người khiếm thị ra đời. Với chất liệu nhựa đơn giản, gọn nhẹ, máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có kích thước hình chữ nhật, bề mặt rộng khoảng 27x17cm, mặt trên đục các lỗ cho vừa các đầu ngón tay để cảm nhận bề mặt chữ nổi.
Hai em Lê Nguyễn Ngọc Thạch và Nguyễn Thanh Trung giành giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13. Ảnh: NVCC.
Hai em Lê Nguyễn Ngọc Thạch và Nguyễn Thanh Trung giành giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13. Ảnh: NVCC.
Độ dày của máy tầm 4 cm, chứa mạch điện tử và các mô tơ. Người sử dụng lưu trữ văn bản trong USB và đọc bằng cách nhận bằng tay trên bề mặt máy. Máy đọc tài liệu cho người khiếm thị giúp người khiếm thị dễ dàng tiếp xúc hơn với các tài liệu, sách, báo. Đây là một bước tiến mới so với các sách báo được in ra dành cho người khiếm thị. Sản phẩm còn giúp người khiếm thị tiếp cận được với các văn bản điện tử rất phổ biến hiện nay. Sáng tạo hữu ích của 2 học sinh trên đã góp phần hỗ trợ cho sự phát triển và học tập của người khiếm thị. Bên cạnh đó, chi phí cho một sản phẩm cũng thấp, chỉ khoảng 600 nghìn đồng.
Theo giới thiệu của Thạch, về cơ cấu hoạt động của máy, nội dung văn bản được soạn dưới mã chữ TCVN3 (ABC) với biểu diễn font 1 byte và 256 kí tự. Nhằm giúp cho chương trình có thể nhận được kí tự dưới mã ASCII và chuyển sang hệ - bit, nhập dữ liệu qua cổng COM 3, khi dữ liệu kí tự được là “a”, máy tính sẽ truyền kí hiệu thập phân tương ứng là “1” đến mạch điều khiển. Sau đó mạch điều khiển sẽ chuyển sang dạng thập phân là 1, tương ứng với dạng 6-bit là 000001. Theo đó sẽ làm chấm số 1 hoạt động truyền dữ liệu ra. Người khiếm thị có thể đặt bàn tay lên mặt máy cảm nhận để đọc chữ.
Thầy Phan Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, cho biết: Máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có các chức năng cơ bản như nhận dạng và hiển thị văn bản, số trang, lưu trữ được thông tin từ lần đọc trước. Thiết kế có thể cầm trên tay và di chuyển gọn nhẹ. Nếu sản phẩm thành công, có thể đưa vào để sử dụng phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, đời sống, mang tính nhân văn và thực tiễn cao.
 
Sản phẩm máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị đã được trao giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13 (năm học 2016-2017) và giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo khoa học và kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2017.
Lộc Hà (TPO) 

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.