Cụ thể hóa văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ sáng nay 4/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra phiên chất vấn, trong đó có lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Quốc hội cũng thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Chúng ta lâu nay vẫn nghĩ đơn giản văn hóa là những thứ thuộc về tinh thần một cách chung chung. Nhưng thực sự không phải vậy, và cũng thể như vậy. Đến lúc phải cụ thể hóa một lĩnh vực tưởng rất phi vật thể này, ngay cả những giá trị văn hóa phi vật thể thật sự cũng cần được định lượng.

Con số kinh phí “khủng” để chấn hưng văn hóa, chính xác hơn là vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 từng khiến dư luận xôn xao. Vậy là nhiều hay ít, vẫn chưa phải vấn đề chính, mà cần chi tiết hóa, cụ thể hóa đến từng đồng vào từng mục tiêu.

Điều đó được thể hiện rõ trong báo cáo thẩm tra chủ trương trên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trước Quốc hội. Đó là cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể và số liệu đầy đủ về hiện trạng; bảo đảm rõ ràng, không trùng lắp, đồng bộ, khả thi, hiệu quả, thể hiện được quan điểm đầu tư trọng tâm, trọng điểm và là căn cứ để xác định nhu cầu vốn đầu tư của Chương trình. Về giải pháp, Ủy ban đề nghị cần cụ thể hóa về nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện đối với giải pháp hoàn thiện thể chế; xác định rõ hơn nữa các giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương; cụ thể hóa các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa; xác định rõ một số nội dung, nhiệm vụ tập trung ưu tiên thu hút các nguồn lực xã hội,…

Hai năm trước, chúng ta đã triển khai thí điểm Bộ Chỉ số Văn hóa|2030 của UNESCO tại Việt Nam. Đây là bộ khung chỉ số chuyên đề nhằm đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Trong đó có các chỉ số như đóng góp của văn hóa vào GDP, việc làm trong lĩnh vực văn hóa, quản trị văn hóa, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ văn hóa, chi tiêu của hộ gia đình cho văn hóa,… Từ năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó khẳng định “các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Đồng thời lần đầu tiên cũng có một định lượng cụ thể, đó là phấn đấu đến năm 2023 các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, và con số này được cho là còn thấp, cần tính lại.

Những lĩnh vực như văn hóa công vụ, văn hóa giao thông, văn hóa học đường,… cũng không chỉ hô hào, phát động suông mà luôn cần có bộ công cụ pháp lý để chế tài, giám sát, điều chỉnh và đánh giá.

Tất nhiên không thể đánh đồng những giá trị tinh thần mà văn hóa nghệ thuật đem lại với tiền. Nhưng đồng tiền đầu tư vào văn hóa tôi cho là “đồng tiền thiêng”, phải đúng nơi đúng chỗ, đúng lúc, đúng hướng, và thật sự có tầm, giúp cho giá trị tinh thần ấy thăng hoa, bay bổng và nhân văn hơn. Để rồi, bản thân những giá trị tinh thần ấy sẽ tạo ra hiệu quả vật chất một cách bền vững và nhân văn cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Vượt qua áp lực kỳ thi

Vượt qua áp lực kỳ thi

(GLO)- Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra. Để giúp các em học sinh vượt qua áp lực kỳ thi cuối cấp này, cùng với những nỗ lực từ phía nhà trường thì sự đồng hành của cha mẹ là hết sức quan trọng.
Từ những mùa hè bóng đá...

Từ những mùa hè bóng đá...

Với bóng đá Việt Nam, con đường để trở thành một cường quốc bóng đá châu Á vẫn còn rất dài, nhiều chông gai, nhưng việc học hỏi, được truyền cảm hứng từ những sự kiện lớn như Euro có thể giúp chúng ta đặt ra các tham vọng gần gũi, thiết thực hơn.
Thách thức ô tô điện

Thách thức ô tô điện

Cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện là rất lớn, song đi kèm đó là những thách thức, hệ lụy khó lường nếu chính sách quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật không theo kịp.
Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.
Định giá đất đúng và đủ

Định giá đất đúng và đủ

Hàng vạn sổ đỏ bị treo, hàng ngàn dự án không thể triển khai và ngân sách hụt thu một nguồn lực rất lớn do tắc định giá đất. Đáng nói, tình trạng này diễn ra trong bối cảnh quy định pháp luật về định giá đất được sửa đổi, lấy ý kiến liên tục.