Cốt lõi của đạo đức kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để chấm dứt triệt để nạn "chặt chém", cần quy định tất cả nhà hàng, quán ăn, cửa hiệu phải niêm yết giá kèm định lượng.

Năm 2024, Việt Nam đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế,tăng 38,9% và khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với năm 2023. Tổng doanh thu khoảng 840.000 tỉ đồng, tăng 23,8%, chiếm 7,3% GDP... Đây là những con số rất đáng khích lệ. Mấy ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngành du lịch càng phấn khởi vì tin vui khắp nơi.

Nhưng giữa bức tranh sáng hồng xuất hiện mấy vệt đen xám "chặt chém" khách du xuân. Giữa thời đại bùng nổ công nghệ, tốc độ lan truyền thông tin như… ánh sáng, cả thế giới biết việc quán ở Hà Nội thu 1.200.000 đồng 3 tô bún riêu khuya mùng 1 Tết. Quán cơm ở Phú Yên thu 2 phần cơm với trứng chiên, mực và rau muống xào, canh mùng tơi 1.010.000 đồng. Nhà hàng ở Vũng Tàu thu 1.440.000 đồng cho 4 con sò điệp Nhật…

Đây là những vụ nổi cộm, gây ra tác hại cực lớn đối với ngành du lịch, ảnh hưởng thương hiệu quốc gia. Rất đáng mừng, thông tin vừa đăng, chính quyền địa phương lập tức xác minh và xử lý. Hà Nội nhanh nhất, buộc quán tạm dừng kinh doanh. Giải trình của phía quán rất không ổn. Kinh doanh 30 năm mà đùa kiểu đó với khách lạ thì bó tay. Báo giá đùa (tô bún riêu 40.000 đồng thành 400.000 đồng), khách chuyển thật, vẫn im re. Nếu khách không đưa lên mạng, chắc quên luôn. Sau đó chủ quán xin lỗi, trả lại tiền chênh lệch, được khách chấp nhận hòa giải, đề nghị cho quán tiếp tục kinh doanh nhưng phường vẫn kiểm tra, trước khi cho phép hoạt động lại. Số tiền dư, được khách gửi vào quỹ Vì người nghèo của phường - một hành xử rất đẹp.

Có ý kiến cho rằng nếu là chủ quán, họ sẽ miễn thu luôn tiền 3 tô bún, thậm chí mời khách trở lại ăn miễn phí, xem như học phí kinh doanh.

Ở Phú Yên, 2 phần cơm 1.010.000 đồng bị khách phản ứng nhưng nhân viên phục vụ bảo: "Tết không lì xì, còn so bì giá!". Hai bên thương lượng, chủ quán cơm giảm còn 700.000 đồng, khách chuyển khoản nhưng vẫn ấm ức. Chưa rõ chính quyền xử lý thế nào. Ở Vũng Tàu thì khác. Nhà hàng niêm yết giá 920.000 đồng/kg. Khách dùng 1,2 kg giá 1.400.000 đồng. Đây là sò điệp Nhật, mỗi con 250 - 300 gr.

Ba vụ việc "tiêu biểu", có chung hiện tượng nhưng bản chất khác nhau. Trường hợp sò điệp Nhật ở Vũng Tàu, chủ quán có thể kiện khách hàng vì gây tác động xấu, ảnh hưởng thương hiệu, sụt giảm kinh doanh.

Để chấm dứt triệt để nạn "chặt chém", cần quy định tất cả nhà hàng, quán ăn, cửa hiệu phải niêm yết giá kèm định lượng cụ thể, tránh niêm yết giá lập lờ. Phải xử phạt thật nặng vi phạm, chẳng hạn phạt gấp 50 lần tiền "chặt chém", kết hợp xử phạt bổ sung bằng cách thu hồi giấy phép 3 - 6 tháng, tái phạm thu hồi giấy phép kinh doanh. Trường hợp khách hàng thông tin sai sự thật, phải bồi hoàn gấp đôi thiệt hại, bị xử lý hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ngoài ra, quy trách nhiệm cụ thể của ngành và chính quyền tại chỗ khi xảy ra sự cố, từ việc xử lý, chấn chỉnh đến quản lý.

Nhiều người lâu nay không "sợ luật" vì xử phạt chưa nghiêm và chưa đủ răn đe. Kinh nghiệm lập lại trật tự giao thông của Nghị định 168 cần được vận dụng vào việc dứt điểm nạn "chặt chém" mới giúp cho ngành du lịch phát triển bền vững.

Khách hàng không phải là thượng đế, cũng không muốn làm thượng đế. Họ chỉ muốn được tôn trọng, thuận mua vừa bán, cả hai cùng vui vẻ. Đó chính là văn hóa, giá trị cốt lõi của đạo đức kinh doanh.

Theo NGUYỄN VĂN MỸ (Lửa Việt Tours/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.