Cộng đồng trách nhiệm đôi bên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cụm từ 'thỏa ước lao động tập thể' đã được quy định từ rất lâu, cụ thể là Nghị định 18 của Chính phủ năm 1992.

Về cơ bản, nó là thỏa thuận bằng văn bản giữa người sử dụng lao động và người lao động (ở đơn vị công lập sẽ thể hiện bằng Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động).

Điểm nổi bật của thỏa ước tập thể chính là mang tính cộng đồng cũng như cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết khi tranh chấp lao động giữa hai bên xảy ra. Ngoài ra, các nội dung thỏa thuận sẽ chú ý nâng cao quyền lợi của người lao động, nhất là về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương, thưởng; cải thiện điều kiện làm việc; chế độ đối với lao động nữ...

Dẫu vậy, thực tế các chủ thể tham gia, gồm người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện cho người lao động (hiện nay là tổ chức công đoàn), nhiều khi vẫn chưa quan tâm việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Liên đoàn Lao động TP.HCM mới đây có văn bản đề nghị các cấp công đoàn tăng cường giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu công tác thỏa ước lao động tập thể nhiệm kỳ 2018-2023. Bởi tới nay mới chỉ có 9.851 bản thỏa ước trên tổng số 17.311 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở trên địa bàn TP.HCM (đạt tỷ lệ 56,9%). Chưa kể, các bản đã ký kết chủ yếu xếp ở loại D (tỷ lệ 32,7%) và loại C (tỷ lệ 41,2%); còn loại B chỉ chiếm 16,8% và loại A chiếm tỷ lệ 9,1%. Các xếp loại từ D đến A biểu hiện cho việc điểm chuẩn tăng dần và có lợi hơn cho người lao động ở điều khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp nâng lương; bữa ăn giữa ca, tham quan nghỉ mát, trợ cấp khó khăn, hiếu hỷ, hỗ trợ nhà trẻ, mẫu giáo, tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.

Thống kê trên cho thấy số lượng, chất lượng các bản thỏa ước chưa đạt, chưa đi thẳng vào các nhu cầu lương, thưởng của người lao động. Nguyên nhân nằm nhiều ở phía người sử dụng lao động, tức doanh nghiệp, thường có tâm lý xem đây là một hình thức “chèn ép” mình. Thực tế, thỏa ước lao động tập thể nếu xây dựng đúng, dựa trên nguyên tắc đối thoại và đồng thuận, sẽ tạo được cộng đồng trách nhiệm vì lợi ích chung giữa hai bên. Doanh nghiệp khi đó cũng sẽ được bảo vệ khỏi những đòi hỏi hoặc yêu sách cá nhân, đơn phương trong đơn vị, mang tới môi trường ổn định và phát triển bền vững hơn.

Theo LÊ TRỌNG (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.