Công bố hồ, ao không san lấp: Sau 10 năm mới có 30/63 tỉnh thực hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 10 năm triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước, hiện mới có 30/63 tỉnh, thành phố lập, công bố danh mục hồ ao không được san lấp; 12/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh.

 
Một góc khu vực hồ Bà Đồ thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ảnh: PV/Vietnam+
Một góc khu vực hồ Bà Đồ thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ảnh: PV/Vietnam+
Thông tin tới phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus chiều 24/3, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sau 10 năm triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, tính đến nay, trên cả nước mới có 30/63 tỉnh, thành phố lập, công bố danh mục “hồ ao không được san lấp” với hơn 4.480 hồ, ao, đầm, phá theo quy định của luật.
Ngoài ra, thống kê cho thấy cả nước hiện mới chỉ có 42/63 tỉnh, thành phố đã công bố danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ; và 12/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh.
Phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc chậm trễ trong việc lập, công bố các danh mục nêu trên là do tại một số địa phương, công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm, chú trọng…
Đáng chú ý, thời gian qua, tại một số địa phương, tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài việc gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa - tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông còn dẫn đến việc các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, gia tăng tình trạng ngập, úng, giảm khả năng trữ nước mưa; ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng…
Trước thực tế trên, ngay trong sáng nay, 24/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương đôn đốc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; lập và công bố danh mục nguồn nước nội tỉnh và danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ phục vụ công tác lập quy hoạch cấp tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý việc sớm phê duyệt, ban hành các danh mục nêu trên là nhiệm vụ quan trọng, nhằm tuân thủ các quy định về quản lý tài nguyên nước, trách nhiệm điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Ngoài ra, việc sớm phê duyệt, công bố các danh mục hồ ao không được san lấp, nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ, nguồn nước nội tỉnh cũng là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức, lập 2 Quy hoạch vùng, tỉnh; qua đó góp phần bảo vệ nguồn nước, hồ ao thuộc danh mục cấm san lấp và phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện và báo cáo kết quả về bộ trước ngày 15/12/2022 để tổng hợp.
Theo khoản 7 Điều 60 của Luật tài nguyên nước năm 2012: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước trong phạm vi địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.