Con số nhất thời và câu chuyện sản xuất bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng chia sẻ câu chuyện về một nông dân trồng cà phê ở tỉnh Gia Lai được mệnh danh là "người trồng cà phê giỏi nhất Tây Nguyên" khi có thể sản xuất cà phê với năng suất "khủng" 40 tấn quả tươi/ha (9,3 tấn cà phê nhân/ha) và bí quyết của anh ở đây là chọn giống mới để sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Đây có thể xem là tín hiệu tích cực đối với ngành sản xuất cà phê. Bởi việc tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích đang là mục tiêu hướng đến của ngành sản xuất cà phê nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung. Và trong thực tế đã có những giống cà phê có năng suất vượt trội lên tới 7 - 8 tấn nhân/ha được nghiên cứu, công nhận nhiều năm qua. Thế nhưng năng suất vượt trội như vườn cà phê tại Gia Lai là rất hiếm. Do đó nên chăng các cơ quan liên quan cần sớm có những ghi nhận, đánh giá về những yếu tố liên quan như giống, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm... để hướng đến sản xuất bền vững. Bởi tăng năng suất là cần thiết, nhưng cần phải đi kèm với chất lượng sản phẩm, việc sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Nếu có được đánh giá cụ thể thì mới có thể sớm nhân rộng hoặc đưa ra những khuyến cáo phù hợp.


 

Nông dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê vụ 2020-2021. Ảnh: Minh Phương
Nông dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê vụ 2020-2021. Ảnh: Minh Phương



Nói như vậy là bởi trên thực tế, đã có thời kỳ người trồng cà phê chạy đua theo năng suất và đạt được năng suất cao, nhưng chỉ được một thời gian khai thác (vài ba năm) thì cây có dấu hiệu xuống sức hay năm được mùa, năm mất mùa. Cùng với đó đất bị bạc màu do mật độ thâm canh trên vườn lớn, đầu tư phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng quá nhiều nhưng cây không hấp thu kịp dẫn đến tồn dư trong đất làm mất cân bằng sinh thái môi trường đất.

Tương tự, hồ tiêu cũng có thời hoàng kim (năm 2014) khi giá cán mốc trên dưới 200.000 đồng/kg, nhiều người đổ xô đi trồng hồ tiêu nhưng hiện tại, giá chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg. Từ cuối năm 2016 đến nay, giá hồ tiêu giảm kéo dài cùng diễn biến dịch bệnh trên cây hồ tiêu phức tạp khiến người trồng điêu đứng. Nhiều làng tỷ phú ở Tây Nguyên trở nên hoang vắng, nông dân bỏ rẫy để… đi làm thuê.

Theo nhiều chuyên gia, sản lượng nông sản tăng cao thường đi ngược với chất lượng nông sản bởi khâu sản xuất quan trọng nhưng thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản lại quyết định chất lượng và giá trị sản phẩm. Và để định giá điều này, nhà thu mua thường kiểm định chất lượng, tính giá cộng thêm nhằm phân loại sản phẩm, xây dựng các nấc thang về giá. Chưa kể, các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới còn đánh giá giá trị sản phẩm thông qua cả quá trình canh tác, nhất là yếu tố bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, sản xuất nhiều nhưng phải có chất lượng mới có vị thế, bảo vệ môi trường mới bền lâu và lấy chất lượng làm thước đo để bảo toàn giá trị khi thương mại là vấn đề cần được ưu tiên để nông sản hội nhập và phát triển bền vững.



http://baodaklak.vn/channel/3483/202103/con-so-nhat-thoi-va-cau-chuyen-san-xuat-ben-vung-5725478/

Theo Thanh Hường (baodaklak)
 

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.