Con đường riêng của kỹ sư trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nguyễn Đức Máy vào Đà Nẵng học Đại học rồi vào Sài Gòn, lên Lâm Đồng lập nghiệp, rồi một ngày anh quyết định trở về để làm giàu ở quê hương.

25 tuổi, tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, đầy ắp ý tưởng khởi nghiệp, từng giành giải nhất giải thưởng tài năng Lương Văn Can, được Bộ Thương mại Thái Lan mời tham gia diễn đàn khởi nghiệp kinh tế mới, Nguyễn Đức Máy nhận được nhiều lời mời công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, anh chọn con đường riêng...

“Ngày tôi nói sẽ về lại Huế để phát triển kinh tế trên những đầm tôm của gia đình với mô hình sinh thái, bố mẹ tôi và nhiều người nói tôi bị điên. Ông bà cho tôi đi học, chỉ mong tôi sẽ có một công việc ổn định và một cuộc đời tránh xa bùn đất lấm lem. Nhưng tôi nghĩ khác”, Nguyễn Đức Máy nhớ lại.

 

Máy tại đầm Sam của quê hương.
Máy tại đầm Sam của quê hương.

Cải tạo đầm Sam

Đức Máy vào Đà Nẵng học ĐH rồi vào Sài Gòn, lên Lâm Đồng lập nghiệp, rồi một ngày anh quyết định trở về để làm giàu ở quê hương. “Tôi có người bạn học công nghệ thông tin có thể kiếm 120.000 USD trong một năm, ở thung lũng Silicon. Nếu tôi có thể cải tạo 12 ha đầm phá, để xây dựng mô hình du lịch canh nông kết hợp nuôi trồng thủy hải sản thì mang lại lợi nhuận không kém, mặt khác có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác”, Máy nói.

Hiện tại, chàng kỹ sư trẻ đã bắt tay vào dự án cải tạo đầm Sam, thuộc phá Tam Giang, Thừa Thiên-Huế trở thành khu du lịch sinh thái.

“Xu hướng nông nghiệp hiện tại đang hướng đến sản phẩm bền vững dựa trên yếu tố hữu cơ, nên tôi sẽ nuôi cá tôm và nhiều loài thủy sản cộng sinh phù hợp với môi trường sống ở đây. Mô hình sinh thái cây - con kết hợp trên đầm Sam, cho du khách trải nghiệm đánh bắt cá, tự nấu ăn, sau đó có thể đi thăm thú các làng nghề truyền thống trong vùng”, Đức Máy nói.

Máy cho hay anh mong muốn kết hợp giáo dục trong các tour đến đầm Sam. Du khách VN hay nước ngoài, trẻ em hay người trưởng thành đều sẽ được học về môi trường tự nhiên, cách bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Đức Máy vẫn đang là đồng sáng lập của nhóm khởi nghiệp Demeter ứng dụng công nghệ vào phục vụ nông nghiệp sạch, nhóm của anh 7 người, văn phòng làm việc đặt ở H.Bình Chánh, TP.HCM. Công việc tại đầm Sam có bố mẹ và người thân hỗ trợ. Anh và các người bạn của mình đang tiếp tục hoàn thiện nhiều sản phẩm công nghệ khác, phục vụ trong nông nghiệp và du lịch .

Tại triển lãm Techfest thường niên ở Hà Nội, diễn ra trong tháng 11, Đức Máy và các cộng sự giới thiệu sản phẩm "D-family giải pháp nông nghiệp thông minh hộ gia đình" cho nông nghiệp nhà phố, đáp ứng nhu cầu trồng rau thủy canh hay trồng cảnh quan ở các đô thị. “Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể tưới nước cho vườn rau nhà mình, chia sẻ, trao đổi với người khác nếu bạn trồng được nhiều rau quá, hoặc tham khảo các quy trình trồng cây tiêu chuẩn phù hợp với mô hình của mình, giám sát quá trình sinh trưởng của cây thông qua các cảm biến để chăm sóc rau tốt hơn”, Đức Máy nói.

Đi và trải nghiệm

Đức Máy cũng đang hỗ trợ dự án ứng dụng du lịch thông minh có tên Hueinfo. Đây là sản phẩm mà những người bạn của anh đang triển khai, nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin các địa điểm ăn, chơi dựa trên mô hình du lịch trải nghiệm ở Huế. Điều đặc biệt, Hueinfo có ý kiến của chính những người dân địa phương, cung cấp thông tin về các địa điểm du khách có thể dừng chân.

Tháng 5.2017, Máy và một người bạn có chuyến phượt gần 50 tỉnh thành bằng xe máy trong vòng 2 tháng trời. Đi, trải nghiệm, gặp nhiều người bạn đã giúp Máy hiểu hơn phía trước anh là cả bầu trời...“Nhiều người bạn và người thân nghĩ rằng tôi rất giàu có, thật sự tôi chỉ giàu sức khỏe, giàu cảm xúc, giàu mối quan hệ và có những khoản nợ. Với tôi, kiếm tiền là cả cuộc đời, thời gian là thứ không thể kiếm thêm và không trở lại, vì vậy mình phải sống cho không hao phí tuổi trẻ”, Máy tâm niệm.

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.