Có thể tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh đã chết trong không gian?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các cơ quan vũ trụ và công ty tư nhân muốn thay đổi thực trạng khi vệ tinh hết nhiên liệu, nó sẽ trở thành rác vũ trụ.

Đối với một chiếc xe máy hay ô tô hết xăng, điều này đã thực sự rất khó chịu, huống chi chúng ta nói đến việc một vệ tinh di chuyển với tốc độ 128.200 km/h trên không gian cũng lâm vào tình trạng tương tự. Hiện tại, một vệ tinh khi đốt cháy hết nhiên liệu của nó sẽ trở thành rác vũ trụ, góp phần tạo thêm nhiều bãi rác nhân tạo trong không gian.

Khi vệ tinh hết nhiên liệu, nó sẽ trở thành rác vũ trụ. Giờ đây, các cơ quan vũ trụ và công ty tư nhân muốn thay đổi điều đó. (Ảnh: Northrop Grumman)

Khi vệ tinh hết nhiên liệu, nó sẽ trở thành rác vũ trụ. Giờ đây, các cơ quan vũ trụ và công ty tư nhân muốn thay đổi điều đó. (Ảnh: Northrop Grumman)

Vì thế, ngành công nghiệp vũ trụ đang hướng tới việc thay đổi thực trạng này, bằng cách đầu tư vào các dự án cho phép các vệ tinh đã chết lơ lửng trong không gian tiếp tục được tiếp nhiên liệu, và phục vụ trở lại trên quỹ đạo.

Ngoài việc giúp giảm thiểu vấn đề rác vũ trụ ngày càng gia tăng, cách tiếp cận bền vững này còn có thể giúp cắt giảm lãng phí tài nguyên, và giảm chi phí liên quan đến việc vận hành các vệ tinh. Dưới đây là cách các cơ quan vũ trụ và công ty tư nhân lên kế hoạch tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh đã chết trên quỹ đạo.

Đầu tiên là câu chuyện của công ty khởi nghiệp Orbit Fab có trụ sở tại Colorado, công ty này đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tiếp nhiên liệu vệ tinh trọn gói vào năm 2025. Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch cung cấp dịch vụ tái định vị, có khả năng cho phép vệ tinh đã chết được hồi sinh trở lại, hoạt động lâu hơn và linh hoạt hơn.

Để thực hiện điều này, Orbit Fab đề xuất một mạng lưới các kho nhiên liệu trên quỹ đạo không gian, kèm một đội tàu con thoi chuyên tiếp dẫn nhiên liệu cho các vệ tinh của khách hàng. Chìa khóa của chiến lược này là công nghệ giao diện tiếp nhiên liệu đặc biệt của công ty, nó có tên là Giao diện truyền chất lỏng có thể gắn nhanh (RAFTI).

Ngoài ra, NASA cũng đang vào cuộc trong chiến lược đặc biệt này. Trong đó, NASA đang phát triển công nghệ để biến việc tiếp nhiên liệu cho vệ tinh đã chết thành hiện thực thông qua Chương trình sứ mệnh Phục vụ, Lắp ráp và Sản xuất 1 (OSAM-1). Thực tế, OSAM-1 là con tàu được thiết kế để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trong không gian.

NASA có kế hoạch chứng minh khả năng của OSAM-1, bằng cách tiếp nhiên liệu cho Landsat 7, một vệ tinh quan sát Trái đất được phóng vào năm 1999. Tuy nhiên, OSAM-1, một phần trong chương trình Sứ mệnh Trình diễn Công nghệ của NASA, đã được lên kế hoạch phóng vào năm 2026 nhưng được cho là đã bị trì hoãn và vượt quá ngân sách.

Có thể bạn quan tâm