Cơ hội đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh của Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 8 đến 13-11 diễn ra trong bối cảnh quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng được vun đắp, phát triển kể từ khi chính thức được thiết lập cách đây 55 năm.

Những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 2 nước phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng hơn 79% so với năm 2020; đến hết tháng 10 năm nay đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, Việt Nam có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia, duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và trong top 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại quốc gia này.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)


Với lợi thế núi liền núi, sông liền sông, có nhiều nét tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán, văn hóa, các địa phương của Campuchia đã và đang hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia như Gia Lai.

Sự tiên phong và thành công bước đầu khi đầu tư sang Lào trên các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, thủy điện… trong gần 20 năm qua đã giúp Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mạnh dạn hơn khi quyết định tiếp tục mở rộng đầu tư sang Campuchia thuê đất trồng cao su, cây ăn quả, nhất là chuối. Hiện doanh nghiệp này đang trồng 7.000 ha chuối, trong đó có hơn 3.000 ha đã cho thu hoạch. Cùng với sản lượng chuối tại Lào, sản lượng chuối tại Campuchia xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc đang góp phần mang lại giá trị hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho Tập đoàn. Hiện nhu cầu hoa quả nhiệt đới tại Trung Quốc rất cao với các loại chính như: thanh long, bưởi, xoài, mít và chuối. Mỗi năm, Trung Quốc nhập khoảng 18 triệu tấn chuối, chủ yếu là từ Việt Nam, Thái Lan, Philippines. Điều này đồng nghĩa với dư địa xuất khẩu mặt hàng trái cây sang Trung Quốc là rất lớn. Đặc biệt là, sau chanh dây và sầu riêng, mới đây, Trung Quốc đã chấp nhận cho Việt Nam xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chuối vào thị trường tỷ dân này, mở ra một cơ hội lớn cho những doanh nghiệp làm ăn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai.

Từ trồng trọt, Hoàng Anh Gia Lai còn bắt đầu hướng làm ăn mới khi đầu tư cho chăn nuôi với sản phẩm thịt heo ăn chuối và sắp tới sẽ là gà ăn chuối, những loại sản phẩm organic đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây sẽ là hướng mở mới cho Hoàng Anh Gia Lai trong lĩnh vực chăn nuôi với việc xây dựng thêm một số cụm chuồng trại tại Campuchia trong năm nay để nuôi gần 5.000 con heo sinh sản và khoảng 120.000 con heo thịt xuất chuồng/năm.

Ngoài Hoàng Anh Gia Lai, nhiều doanh nghiệp khác của tỉnh cũng đang mở hướng đầu tư sang Vương quốc Campuchia với 7 dự án, chủ yếu trồng cây cao su, khai thác và chế biến quặng sắt, chế biến gỗ… với tổng vốn đầu tư gần 400 triệu USD. Hoạt động trao đổi thương mại giữa Gia Lai với tỉnh Ratanakiri cũng được tổ chức định kỳ hàng năm theo thỏa thuận, đưa hàng Việt sang tiếp cận thị trường nước bạn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của 2 tỉnh.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Campuchia lần này là dịp để lãnh đạo 2 nước rà soát tổng thể và xác định những biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời đánh dấu việc 2 nước nối lại hợp tác toàn diện, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch... nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ, tăng cường năng lực chống chịu với các tác động bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Chuyến thăm cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội mới cho hoạt động hợp tác, đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn ở tầm quốc gia cũng như các địa phương của 2 nước với nhau.

Với những thành quả và kinh nghiệm đạt được trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Gia Lai chắc chắn sẽ mạnh dạn hơn khi mở rộng đầu tư sang Campuchia, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động của nhau, phục vụ cho sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

 

 ĐÌNH CƯƠNG    
 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.