Cô giáo ung thư đăng ký hiến tạng sau khi chết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sáng 1/10, chị Nguyễn Thúy Hương cùng chồng đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não. 
Quyết định hiến tạng không phải bồng bột mà là mong ước bấy lâu nay của chị Hương. Mang căn bệnh ung thư nhưng chị Hương vẫn sống lạc quan, mong muốn hiến một phần cơ thể giúp những bệnh nhân khác.
Chị Hương là một cô giáo tiểu học ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Năm ngoái, cô giáo 39 tuổi thấy mệt trong người, hay sốt, ho lai rai nhưng không nghĩ mình bị bệnh. Tháng 7/2017, chị Hương khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và sau đó là Bệnh viện Chợ Rẫy, các xét nghiệm xác định chị bị ung thư phổi giai đoạn ba.
Chị Hương được mổ cắt khối u rồi tiếp tục điều trị hai tháng ở TP HCM mới xuất viện về quê. Sau đó, cứ 20 ngày chị lại phải vào TP HCM truyền hóa chất. Bốn tháng điều trị, không có kết quả khả quan.

 Chị Hương đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, sáng 1/10. Ảnh: N.H.
Chị Hương đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, sáng 1/10. Ảnh: N.H.
Cuối năm 2017, các bác sĩ phát hiện chị Hương bị ung thư phổi có đột biến gen nên thay đổi phác đồ điều trị, thay thế hóa chất bằng loại thuốc mới đang giai đoạn thử nghiệm của Mỹ. Từ đó đến nay, sức khỏe chị Hương ổn định hơn, tóc mọc trở lại, tuy nhiên phải chờ một năm nữa mới xác định quá trình điều trị có hiệu quả không.
Chị Hương tâm sự, trong những ngày tháng điều trị bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy, chị thường xuyên đi qua Trung tâm ghép tạng của đơn vị này. Chị vẫn luôn áo ước: "Giá như khi chết đi mình tặng được một phần thân thể của mình cho ai đó thì tốt biết mấy". Bởi, lúc này chị cho rằng, có lẽ mình bệnh ung thư nên không thể hiến tặng mô, tạng được.
Trở về Quảng Trị, chị vẫn mãi trăn trở về ý nghĩa đăng ký hiến tạng. Không đành lòng, chị quyết định tới Bệnh viện Trung ương Huế để tìm hiểu thông tin. Tại đây, giáo sư Phạm Như Hiệp,  Giám đốc Bệnh viện đã trực tiếp tư vấn cho chị. Lúc này, chị mới hiểu rằng dù mình mắc trọng bệnh nhưng vẫn hoàn toàn có thể hiến tặng được một số bộ phận cơ thể sau khi qua đời.
Nói về mong muốn được hiến tặng nội tạng, chị Hương may mắn được sự đồng cảm của chồng và gia đình. Anh luôn có mặt trong mọi sự kiện cuộc đời của chị Hương và hoàn toàn ủng hộ các quyết định của vợ. Chồng chị Hương cho biết, ban đầu gia đình cũng không đồng ý nhưng anh chị đã thuyết phục và cuối cùng mọi người cũng đã hiểu ra ý nghĩa cao cả của việc hiến tặng mô, tạng này.
Chị Hương hát ca khúc do chính mình sáng tác Ngẫu hứng Đông Hà trong đêm nhạc từ thiện cuối tháng 9. Ảnh: N.H.
Chị Hương hát ca khúc do chính mình sáng tác Ngẫu hứng Đông Hà trong đêm nhạc từ thiện cuối tháng 9. Ảnh: N.H.
Mang trọng bệnh, nhưng trong suốt quá trình điều trị cô giáo trẻ luôn lạc quan và tìm cách giúp đỡ những bệnh nhân cùng cảnh ngộ khác. Cách đây vài tháng, chị Hương bất ngờ được mọi người biết đến khi chia sẻ trên mạng xã hội ca khúc tự sáng tác "Ngẫu hứng Đông Hà", do chính chị đàn và hát với ca từ mộc mạc về tình yêu quê hương.
Nhạc sĩ Lê Trọng Lập (Hà Nội) tình cờ biết được ca khúc này, xúc động trước những tình cảm được chị gửi gắm trong giai điệu, lời ca nên đã hỗ trợ tác giả hòa âm, phối khí. Đêm nhạc giới thiệu ca khúc này đã được tổ chức tại Đông Hà mới đây. Với sự tham dự của hơn 1.000 người, đêm nhạc quyên góp được 440 triệu đồng. Dù chi phí điều trị ung thư của mình mỗi tháng hết gần 28 triệu đồng, gia cảnh không khá giả, chị Hương chỉ nhận hai phần quà được các nhà hảo tâm tặng trực tiếp cho tác giả bài hát. Toàn bộ số tiền còn lại quyên góp từ đêm nhạc chị ủy thác cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị để giúp đỡ bệnh nhân ung thư có gia cảnh khó khăn.
Sau sự kiện này, chị mang tiếng hát của mình đi nhiều nơi để quyên tiền cho các bệnh nhân cùng cảnh ngộ. "Với tôi việc giới thiệu ca khúc đến mọi người và gây quỹ từ thiện là một thành công lớn, hy vọng qua đó giúp những người đang khốn khó có thêm niềm vui sống", chị Hương chia sẻ.
Lê Nga (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.