Cô gái Nhật xinh đẹp bỏ cuộc sống tiện nghi để sống ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Khi Akari nói với ba mẹ rằng mình sẽ đến sống ở Việt Nam, ba mẹ không phản đối mà chỉ hỏi rằng tại sao lại là Việt Nam?”
 

"Trở thành cầu nối văn hóa giữa 2 quốc gia là ước mơ của Akari".
"Trở thành cầu nối văn hóa giữa 2 quốc gia là ước mơ của Akari".

“Xin chào, mình tên là Akari, nghe giống ăn cà ri đúng không?” - Đây là câu mở đầu quen thuộc trong những video trên YouTube của Akari Nakatani, một cô gái đến từ Osaka, Nhật Bản đã sống ở Việt Nam hơn một năm rưỡi. Kênh YouTube aNcari Room là nơi cô lưu giữ và chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ, những món ăn yêu thích và cả quá trình học tiếng Việt trong thời gian sống ở Việt Nam.

Những video của Akari được biết đến nhiều nhất và được chia sẻ rộng rãi khi cô bắt đầu cover những ca khúc tiếng Việt bằng giọng hát lơ lớ rất đặc trưng nhưng cũng rất dễ thương của một cô gái ngoại quốc nói chưa sõi tiếng Việt.

 

Với Akari, người Việt Nam rất cởi mở và nồng ấm.
Với Akari, người Việt Nam rất cởi mở và nồng ấm.

Đến Việt Nam vì một người bạn

Kể về mối nhân duyên với Việt Nam, Akari chia sẻ cô đến Việt Nam vì một người bạn. Dù người bạn đó giờ đang sống ở Nhật Bản nhưng vì đã trót yêu đất nước này nên Akari quyết định gắn bó và sẽ cố gắng ở lại Việt Nam càng lâu càng tốt.

“Khi còn học đại học chuyên ngành khoa học tự nhiên ở Nhật Bản, Akari gặp một cô bạn du học sinh người Việt Nam và sau này cô bạn đó trở thành bạn thân nhất của Akari. Theo lời giới thiệu của người bạn đó, Akari đã đến Sài Gòn du lịch một lần và sau khi tốt nghiệp mình quyết định đến sống ở Việt Nam. Đơn giản vì mình ấn tượng với đất nước này và cũng muốn thử thách bản thân”, Akari kể.

 

Dù đã thành thạo 3 thứ tiếng nhưng với Akari, tiếng Việt vẫn rất khó.
Dù đã thành thạo 3 thứ tiếng nhưng với Akari, tiếng Việt vẫn rất khó.

Trong hơn một năm rưỡi ở Việt Nam, Akari chủ yếu sống ở Sài Gòn. Cô đi học tiếng Việt tại Trường ĐHTôn Đức Thắng, viết về những trải nghiệm ở Việt Nam cho các trang web du lịch và thi thoảng cũng xách ba lô đi khám phá những vùng đất khác ngoài Sài Gòn.

“Học tiếng Việt khó lắm”

Có bố là người Nhật, mẹ người Đài Loan nên từ nhỏ Akari đã được sống trong môi trường đa văn hóa. Cô có thể giao tiếp thành thạo tiếng Nhật, tiếng Hoa và sau này là tiếng Anh. Tuy vậy đối với Akari, học tiếng Việt là điều vô cùng khó khăn.

 

Ở Sài Gòn, Duyên (trái) là người bạn thân nhất của Akari.
Ở Sài Gòn, Duyên (trái) là người bạn thân nhất của Akari.

“Tiếng Việt rất đa dạng phức tạp, cả về cách xưng hô lẫn ngữ pháp. Mình học tiếng Việt ở trường, học từ bạn bè, gia đình và cả qua Internet. Sau một năm rưỡi sống ở đây, dù chưa thành thạo tiếng Việt nhưng mình đã có thể giao tiếp cơ bản được rồi”.

Muốn trở thành cầu nối văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

“Trước khi đến Việt Nam thì Akari là một người nhút nhát và hay đặt nhiều áp lực lên bản thân. Dù có nhiều chuyện rất muốn làm, nhiều điều rất muốn nói nhưng lại hay lo sợ, băn khoăn xem người ta nghĩ gì về mình.  Đến Việt Nam, mọi người ấm áp và cởi mở hơn khiến bản thân Akari cũng tự tin hơn rất nhiều. Mình thử nhiều điều mới mẻ và làm Youtube ”.

 

Những video trên YouTube của Akari và Duyên đều được quay khá ngẫu nhiên.
Những video trên YouTube của Akari và Duyên đều được quay khá ngẫu nhiên.

Về kênh YouTube aNcari Room, Akari chia sẻ có 3 lý do chính khiến cố quyết định thành lập và điều hành kênh Youtube này. Đầu tiên là để thử thách bản thân, thứ hai là trau dồi khả năng tiếng Việt và cuối cùng là làm cầu nối  văn hóa giữa hai quốc gia.

“Ở Nhật Bản, bây giờ nhắc đến Việt Nam mọi người vẫn nghĩ đến một số điều tiêu cực và những hiểu lầm không đá có. Nhưng với mình, đó chỉ là một phần rất nhỏ. Mình muốn mang đến một Việt Nam hoàn toàn khác, một Việt Nam chân thực và tươi đẹp đến với người dân ở đất nước của mình. Việt Nam trong cảm nhận của mình luôn ấm áp và dễ thương”.

Trong quá trình làm các video cho kênh YouTube aNcari Room, Akari gặp Thanh Duyên – một cô bạn học chuyên ngành tiếng Nhật và những điểm chung về sở thích, ngôn ngữ đã giúp hai cô gái ngày càng thân thiết. Đến thời điểm này, Thanh Duyên cũng là đồng quản lý của kênh YouTube aNcari Room và xuất hiện cùng Akari trong rất nhiều video nói về sự khác biệt giữa văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam và Nhật Bản.

 

Akari cũng rất thích mặc áo dài Việt Nam.
Akari cũng rất thích mặc áo dài Việt Nam.

Thanh Duyên chia sẻ: “Mình học được ở Akari rất nhiều điều, đặc biệt là sự tự tin khi xuất hiện trước nhiều người. À, nhờ Akari mà khả năng tiếng Anh và tiếng Nhật của mình cũng được cải thiện nữa. Bình thường bọn mình trao đổi với nhau bằng tiếng Anh nhưng khi gặp bí từ nào đó thì lại chuyển qua tiếng Nhật (cười)”.

“Akari muốn gửi lời cám ơn đến gia đình Việt Nam”

 

Akari và Thanh Duyên trong tà áo dài Việt Nam.
Akari và Thanh Duyên trong tà áo dài Việt Nam.

Ở Sài Gòn, Akari sống chung với một gia đình người Việt Nam, đó cũng chính là gia đình của người bạn thân nhất của Akari. Dù sống xa gia đình, dù cuộc sống ở Sài Gòn không nhiều tiện nghi như Osaka nhưng chưa bao giờ Akari cảm thấy cô đơn vì luôn có gia đình Việt Nam yêu thương và giúp đỡ.

“Mọi người trong gia đình dạy Akari cách nấu các món ăn Việt Nam, dạy Akari nói tiếng Việt và hướng dẫn mình rất nhiều trong thời gian mình mới tới sống ở một đất nước xa lạ. Không có gia đình Việt Nam có lẽ Akari không thể có cuộc sống tốt như vậy trong thời gian ở đây. Akari chỉ muốn nói là mình biết ơn và yêu gia đình Việt Nam rất nhiều”.

Quỳnh Phương - Thanh Tâm/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thầy Vũ Văn Tùng (thứ 3 từ phải sang, người đại diện Tủ bánh mì 0 đồng) phối hợp với Trường THCS Phạm Hồng Thái và UBND xã Chư Băh trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H'Ngan (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Vũ Chi

Tủ bánh mì 0 đồng trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan

(GLO)- Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, sáng 30-3, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người phụ trách Tủ bánh mì 0 đồng phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Phạm Hồng Thái, UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.