Chuyện về loài chim chơ rao trong trường ca Thu Bồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cây kơ nia, rừng xà nu, hoa pơ lang… đã từ một loài thảo mộc bình thường bỗng trở nên nổi tiếng, được coi như thứ đặc hữu, biểu trưng cho núi rừng Tây Nguyên qua các tác phẩm văn học-nghệ thuật. Chim chơ rao cũng vậy, từ một loài chim bình thường bỗng trở nên nổi tiếng qua trường ca “Bài ca chim chơ rao” của Thu Bồn.
 

 Vòng xoang Tây Nguyên.
Vòng xoang Tây Nguyên.

Trường ca ấy được trích giảng trong trường phổ thông, nhiều thế hệ học sinh và độc giả cả nước đều biết. Ở đây chỉ xin kể đôi điều về chim chơ rao và những câu chuyện xung quanh bản trường ca hào tráng ấy.

Từ điển Bahnar-Việt ghi chơ rao là chim sáo. Tuy nhiên, theo những người hiểu biết về chim muông thì cho là chim bồ chao. Từ điển Việt-Bahnar ghi bồ chao là “bơ lang”. Từ hai định nghĩa trên, so sánh cụ thể giữa hai loài chim thì thấy: Chim sáo có bộ lông chủ yếu là đen nâu, chân cao, thân hình thon gọn, ít hót la liên tục; còn chim chơ rao thì to con hơn một tí vì có bộ lông hơi xù, màu xam xám với những chấm nổ lốm đốm đen và trắng xám, có tập quán thi nhau la hét liên hồi khi tụ đàn đông đảo. Ở vùng Nam Trung bộ có câu thành ngữ “Ồn như đám bồ chao!” để nói về một nhóm người nào đó đang kháo chuyện ồn ào náo nhiệt là vì vậy! Bồ chao hay quần tụ ở nơi có ao hồ, đầm lầy hay sông suối giữa rừng già. Người đi rừng nếu cần tìm nguồn nước cứ lắng nghe tiếng chim bồ chao ở đâu thì lần đến đó, thế nào cũng gặp nước. Người viết bài này vào những năm 1980 theo bạn đi đãi vàng sa khoáng khắp rừng Tây Nguyên cũng đã nhiều lần ứng dụng kinh nghiệm này mà lần tìm sông suối để đào đãi.

Ấy!-Một loài chim “vô danh” như vậy, đùng một cái, vào khoảng giữa những năm 1960 bỗng gây sự chú ý đặc biệt của độc giả, thính giả cả nước, khi Tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đăng tải toàn văn bản trường ca và sau đó là Đài Tiếng nói Việt Nam cho diễn ngâm liên tục; rồi được in thành sách “bướm” (in trên một tờ giấy khổ lớn có dàn trang theo thứ tự và xếp gọn lại) để dễ phổ biến, dễ mang theo trong ba lô các chiến sĩ giải phóng quân. Thế rồi bản trường ca liền được dịch sang tiếng Trung Quốc; rồi được giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; rồi được giải thưởng Bông Sen của Hội Nhà văn Á-Phi… Và thế là tác giả của nó-nhà thơ Thu Bồn-liền được ví là “cánh chim chơ rao” trong dòng văn học sáng tác về đề tài Tây Nguyên!

Bản trường ca được ra đời tại làng Đêpa Pơlếch thuộc huyện Chư Prông. Khoảng năm 1961-1962, Thu Bồn được Liên khu 5 điều động lên hoạt động ở khu vực Plei Me. Tại đây, ngày ngày, Thu Bồn chứng kiến sự quần tụ kết đoàn của những đàn chim chơ rao, tiếng hót inh ỏi của chúng hòa quyện cùng tiếng đàn đing nam của già làng Siu Ken cũng thường ngày réo rắt khiến cảm hứng thi ca khơi gợi trong lòng chàng trai trẻ Hà Đức Trọng (tên thật của Thu Bồn). Cảm khái trước hình tượng kết đoàn đông đảo của loài chim rừng, Hà Đức Trọng bèn bắt tay viết bài thơ dài với chỉ ngòi bút chấm mực và tập vở học trò, rồi ký bút danh Thu Bồn.

Trường ca viết xong năm 1963. Nhân chuyến công tác tại biên giới Việt-Lào trên đất Kon Tum, Thu Bồn gặp và gửi nhà thơ Thanh Hải mang ra miền Bắc. Từ đó, Thu Bồn lo âu thấp thỏm ngóng tin về “số phận” của đứa con tinh thần, nhưng tác phẩm cứ… biệt vô âm tín! Có lần Thu Bồn viết: “Thế là bản trường ca của tôi mất hút giữa biên giới Việt-Lào…”.

Mãi đến năm 1965, tại một binh trạm giữa rừng biên giới Gia Lai-Campuchia, Thu Bồn gặp đơn vị dân chính từ Bắc vào Nam, trong đó có nhà thơ Lê Anh Xuân, nhạc sĩ Đinh Phong… và một người cháu họ của Thu Bồn. Người cháu họ giới thiệu Thu Bồn, liền được các văn nghệ sĩ trong đoàn móc từ dưới đáy ba lô ra tờ báo Văn Nghệ có in bản trường ca “Bài ca chim chơ rao” tặng cho tác giả. Thu Bồn vui không thể tả, liền cắt rừng lao về làng Đêpa Pơlếch. Đến nơi gặp lúc làng có lệnh sơ tán để tránh đợt bom B52. Tuy nhiên, khi nghe Thu Bồn nói “Cái tờ giấy có mồm nói cho người cả nước cùng nghe bài ca của làng mình đây!” thì dân làng lục tục kéo hết về nhà rông. Thu Bồn trải tờ báo Văn Nghệ ra cho mọi người cùng xem bài thơ có vẽ minh họa một ché rượu cần và hình chim lạc. Ông già Siu Ken thích quá, bảo xé cái “tờ giấy biết nói” này cho mỗi người một mảnh, khiến ai cũng cười ồ! Đang cơn vui mừng náo nức thì một loạt bom trúng ngay sân làng! Thu Bồn viết: “Thế là trong phút chốc cả nhà rông tan biến. Tờ báo Văn Nghệ có mang theo Bài ca chim chơ rao của tôi cùng với ba lô, đồ đạc cũng tan biến. Và đau khổ hơn hết là… máu! Máu của lũ làng đã đổ! Máu của những con chim chơ rao đã đổ!”...

Chuyện “vô kỷ luật” vì bỏ đơn vị chạy về làng và tụ họp dân làng khi có lệnh sơ tán của Thu Bồn, lạ thay, lại được thủ trưởng Đặng Vũ Hiệp (sau này là Thượng tướng) tha bổng để cùng với Kpă Klơng kịp chạy theo đơn vị tiến về trận địa Chư Prông đang giục giã.

 Tạ Văn Sỹ

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.