Chuyển đổi số của thị trường bất động sản cần thêm động lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia bất động sản (BĐS) nhìn nhận trong thời gian qua chuyển đổi số ở lĩnh vực vẫn còn diễn ra chậm và cần thêm những giải pháp, động lực quyết liệt hơn. 
 
Chuyển đổi số BĐS để tăng tính minh bạch cho thị trường. Ảnh: TL
Chuyển đổi số BĐS để tăng tính minh bạch cho thị trường. Ảnh: TL
Chuyển đổi số BĐS còn chậm 
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam phân tích, giai đoạn 2020 - 2021, thị trường gặp khó khăn bởi COVID-19 nhưng hoạt động của thị trường vẫn rất sôi động, thậm chí bùng nổ mạnh hơn giai đoạn trước dịch thông qua các ứng dụng công nghệ.
Các hoạt động mở bán, giao dịch online vẫn diễn ra, nhờ có công nghệ đã tăng tính hiệu quả của thị trường. Công nghệ cũng hỗ trợ khảo sát các thông tin từ khách hàng từ nhu cầu đến số vốn của khách hàng để chủ đầu tư có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp.
Trước đây để tham gia, tìm hiểu về thị trường BĐS cần phải có cả bộ máy, nhiều con người, nhưng nay sử dụng công nghệ thì chỉ trong tích tắc. Việc nhập dữ liệu giúp dễ dàng thu thập thông tin, tiếp cận khách hàng chuẩn xác. Toàn bộ hệ thống công nghệ sẽ giúp xử lý thông tin, giao dịch, hậu mãi quản lý sau bán hàng… đều có thể ứng dụng công nghệ rất tốt.
Tuy nhiên, ông Đính cũng cho rằng, hiện chúng ta đã quan tâm, ứng dụng và phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh BĐS nhưng vẫn chưa tương xứng với ngành nghề khác.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, chuyển đổi số tại thị trường BĐS Việt Nam còn chậm bởi các chủ thể tham gia thị trường hiện nay không phải ai cũng nhận thức về công nghệ một cách đầy đủ.
Trong đó đơn cử như việc xây dựng một công trình, nhà ở, dự án, việc chuyển đổi số mới chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm năng lượng, ứng dụng vật liệu xanh chứ chưa ứng dụng được những công nghệ cao hơn trong quá trình đầu tư, phát triển, vận hành.
Cần thêm những biện pháp quyết liệt
Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng trên, theo ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, BĐS là tài sản lớn, người mua đến tận nơi tìm hiểu còn khó đưa ra quyết định, huống chi là chỉ xem thông tin trên mạng internet. Do đó, muốn chuyển đổi số thành công phải là cả quá trình. Hệ sinh thái công nghệ cho BĐS là rất cần thiết và không thể thiếu để đi theo xu thế phát triển bền vững.
Tuy nhiên, những nhà cung cấp phải tạo được niềm tin cho khách hàng, đồng thời, phải có giải pháp để góp phần thay đổi dần nhận thức của các chủ thể về vai trò của các ứng dụng công nghệ. Trước hết, phải cho khách hàng hiểu rõ được các sản phẩm của mình. Thứ hai là phải đóng vai trò dẫn dắt thị trường, đảm bảo quan hệ giữa nhà cung cấp và các doanh nghiệp BĐS, các sàn môi giới…
 
Các chuyên gia cho rằng chuyển đổi số ở ngành BĐS vẫn đang diễn ra khá chậm. Ảnh: M.L
Các chuyên gia cho rằng chuyển đổi số ở ngành BĐS vẫn đang diễn ra khá chậm. Ảnh: M.L
Đồng quan điểm, ông Hoàng Mai Chung – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land cũng cho rằng BĐS cần có những biện pháp quyết liệt hơn nhằm thúc đẩy quá trình số hóa thị trường. Trong đó, công nghệ BĐS (Proptech) bao gồm những giải pháp được tạo ra nhằm gia sẽ tăng lợi ích cho các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị của ngành này.
Đặc biệt, ông Chung nhấn mạnh về lợi ích khi những ứng dụng sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như AI, Big Data, SSO, điện toán đám mây, bảo mật 2 lớp, mã hóa dữ liệu… sẽ đáp ứng mong muốn của những nhà môi giới BĐS, bao gồm môi giới thổ cư và môi giới dự án khi tập trung hỗ trợ giải quyết những vấn đề nan giải hiện có trong việc quản lý khách hàng, công việc, đội nhóm, quỹ hàng và so khớp nhu cầu BĐS, báo cáo thống kê….
Theo Đình Trường (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.