Chuyển đổi gần 200 ha rừng cho cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng 196,62 ha rừng trên địa bàn Đắk Lắk và Khánh Hòa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Ngày 18.12, tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã nhận văn bản số 1369/TTg-NN do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký, gửi Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT, HĐND và UBND hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ NN-PTNT, căn cứ các quy định pháp luật liên quan, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác đối với 196,62 ha rừng trên địa bàn hai tỉnh Khánh Hòa (27,19 ha) và Đắk Lắk (169,43 ha) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm toàn diện về tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, thông tin và số liệu liên quan; về tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 196,62 ha rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án trên.

Khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tại H.Krông Bông (Đắk Lắk) hồi tháng 6.2023

Khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tại H.Krông Bông (Đắk Lắk) hồi tháng 6.2023

UBND hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát kỹ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng; xác định chính xác nhu cầu thực tế, vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng, bảo đảm sử dụng ít nhất diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, thống nhất giữa hồ sơ và thực địa, phù hợp với chỉ tiêu đất rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ đạo chủ đầu tư dự án rà soát, hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật liên quan, thực hiện nghiêm nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ NN-PTNT cập nhật, bổ sung vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm đúng quy định.

Việc quyết định chuyển mục đích và tổ chức chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích rừng nêu trên chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 19, 23 luật Lâm nghiệp, bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định có liên quan. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

UBND hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk chịu trách nhiệm về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo đảm công khai, minh bạch sử dụng rừng, đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản, ngân sách Nhà nước, tham nhũng, gây khiếu kiện mất trật tự xã hội.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 117,5 km; điểm đầu tại nút giao tại QL26B và QL1, khu vực cảng Nam Vân Phong (TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa); điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 22.000 tỉ đồng, khởi công vào ngày 18.6.2023; tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027.

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.