Chuyện cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Khi thảnh thơi, việc đầu tiên nghĩ đến là gì?-Cà phê. Khi bận mải, việc đầu tiên nghĩ đến là gì?-Cà phê”. Đó là dòng trạng thái của một người bạn trên trang Facebook cá nhân, đem đến cho tôi nguồn cảm hứng để viết thêm gì đó quanh chuyện cà phê, dù đã nhiều lần chấp bút về đề tài hấp dẫn này.
Chưa có thống kê chính xác về số lượng người uống cà phê ở Việt Nam, nhưng con số này chắc chắn không hề nhỏ. Chẳng biết từ bao giờ, mỗi khi người ta gặp nhau đầu ngày, câu thăm hỏi đã thành quen là “cà phê chưa?”, như thể nạp một lượng caffeine mỗi sáng là thủ tục cần thiết bắt đầu thường nhật.
Cũng chưa ai xác định loại thức uống này là chất gây nghiện, nhưng cà phê luôn làm người ta phải nhớ khi thiếu vắng. Tất nhiên, tác dụng kích thích của caffeine vào não bộ và hệ thần kinh trung ương để tạo ra sự tỉnh táo, sảng khoái và chống mệt mỏi là có thật, nó mang dược tính hơn là chất gây nghiện. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi caffeine vừa là phụ gia thực phẩm vừa là thuốc.
Một thời, có loại cà phê mà không phải là... cà phê hoành hành kinh khủng lắm, nhất là vỉa hè hoặc quán bình dân, đến nỗi, nhiều nhãn hiệu phải cam kết “cà phê được chế biến từ cà phê thật”. Mỗi sáng, cữ trưa, cữ chiều, thứ “xây chừng, bạc xỉu” giả ấy vẫn được người ta dung nạp thoải mái và luôn tin rằng họ đang uống cà phê. Đây chính là thói quen theo thời gian mà thành tập quán. Ở đây không hề tồn tại cái sự ghiền caffeine (có chút nào đâu mà gây nghiện), có chăng thì chỉ chút mùi từ hương liệu tổng hợp.
Thói quen ấy càng nặng nề với những người thật sự uống cà phê với hương vị thực chính chủ của Arabica, Robusta... Lỡ vào một buổi sáng nào đó, không thể có ly cà phê như thường lệ, người ta không bứt rứt, không khó chịu, nhưng sẽ mang cái cảm giác chưa làm được một việc cần thiết và miên man nhớ cho đến khi tìm được cho mình một ly, dù uống vội và chưa ưng ý về khẩu vị. Cà phê thường được người mình sử dụng vào buổi sáng, kèm chút điểm tâm rồi bước vào một ngày như mọi ngày, quen cữ sáng như thế rồi, dù các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo nhiều lần rằng: tốt nhất nên dùng cà phê vào giấc trưa.
Không ít trường hợp rảnh rỗi cuối tuần hay đặc thù công việc mà “ngồi đồng” hàng giờ, cả buổi với ly cà phê cùng smartphone. Ấy là nói về những người hay thưởng thức chất đắng một mình để suy ngẫm chuyện đời, chuyện ta, chứ ly cà phê cũng là chứng nhân của nhiều thứ lắm: bạn bè, tình yêu, thời sự, thể thao, văn hóa-văn nghệ..., đủ cả.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Đa phần mọi người chỉ có một cữ cà phê sáng, hơn nữa thì thêm cữ trưa, cữ tối, cá biệt có người nhâm nhi cả ngày. Tôi có một nhóm bạn sáng nào cũng tụ tập ở một quán quen đã chừng hàng chục năm nay, đủ tầng lớp, thành phần, nghề nghiệp. Trò chuyện, tranh luận đa đề tài, có khi bất đồng quan điểm gay gắt giận nhau bỏ về, hôm sau lại đến và lại đông đủ. Cũng do ly cà phê sáng đã nêm nếm thêm gia vị cho tình bằng hữu mất rồi.
Món ăn uống muốn ngon thêm thì cần gia vị, cà phê cũng thế, đường, sữa, coffeemate (bột kem pha cà phê) tùy người mà gia giảm thêm bớt hoặc không cần. Có khi mưa ngoài khung cửa, nắng dọi hiên nhà cũng thành gia vị bất chợt. Người uống cùng hợp gu, hợp ý vẫn luôn cho ta cái cảm giác ly cà phê đậm đà hơn. Sẽ thấm đẫm vị ngon khi bên cạnh là một nửa của mình, khi thiếu vắng sẽ thấy “Tự nhiên lại buồn trong buổi sáng/Vị cà phê nhạt phía đầu môi/Ta sợ nhất người không hình dáng/Đến và đi trống một chỗ ngồi” (thơ Từ Kế Tường).
Vài người còn tô điểm quanh ly cà phê của mình bằng một nhánh hoa mộc mạc gác trên đĩa nhỏ, một đầu sách đang đọc để trước mặt tạo một không gian be bé, xinh xinh. Nó rơi vào đáy mắt, trộn vào từng ngụm nhỏ cà phê, tuyệt lắm đấy! Tôi chia sẻ cảm nhận này khi chính mình cũng thường chọn một chỗ ngồi có hoa, có lá ở góc vườn nhà và tất nhiên, phải là cà phê một mình.
Theo một thống kê đáng tin cậy, trong giai đoạn 2005-2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng đáng kinh ngạc, từ 0,43 kg/đầu người/năm lên 1,38 kg/đầu người/năm-mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 2,6 kg/đầu người/năm vào năm 2021. Nhà nhà cà phê, người người cà phê từ sản xuất đến tiêu dùng, cộng thêm cách thưởng thức độc đáo, thiết nghĩ, cà phê dễ thành quốc ẩm lắm.
 NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.