Chư Sê khát vọng văn minh, giàu đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Chư Sê đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng khẳng định vai trò hạt nhân, động lực phát triển vùng kinh tế phía Nam tỉnh Gia Lai.
Kinh tế-xã hội phát triển nhanh, bền vững
Huyện Chư Sê được thành lập vào ngày 17-8-1981, trên cơ sở sáp nhập 7 xã của huyện Chư Prông và 5 xã của huyện Mang Yang cũ. Theo bà Rmah H’Bé Nét-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, những năm đầu mới thành lập, huyện gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm chỉ đạt 4,6%. Song với việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng vận dụng đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện, Chư Sê đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế thị trường. Người dân đã mạnh dạn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, địa phương đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” được đăng ký bảo hộ tại 6 quốc gia trên thế giới.
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê tháng 2-2020. Ảnh: Đức Thụy
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê tháng 2-2020. Ảnh: Đức Thụy

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ cũng được quan tâm đầu tư đúng mức và ngày càng phát triển. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,08%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dịch vụ, công nghiệp-xây dựng; cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến 6 tháng đầu năm 2021, ngành nông nghiệp chiếm 31,25% trong cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp-xây dựng chiếm 37,15%, dịch vụ chiếm 31,6%. Chư Sê đã nhanh chóng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 ngân hàng hoạt động, có 100 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng (nếu năm 1981 là 909 ngàn đồng/người, năm 1991 là 1,1 triệu đồng, năm 2010 đạt 16 triệu đồng, năm 2015 hơn 24,2 triệu đồng thì đến năm 2020 là 56,7 triệu đồng). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,76%.
Song song với phát triển kinh tế, Chư Sê đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí của đô thị loại IV. Trong 5 năm gần đây, gần 100 tuyến đường trung tâm thị trấn được nhựa hóa, mở rộng 43,5 km; hệ thống đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa, cứng hóa đảm bảo nhu cầu giao thương, đi lại của người dân. Bộ mặt đô thị thị trấn Chư Sê từng bước khang trang, hiện đại, xứng tầm đô thị loại IV. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt và nhận được sự đồng thuận của người dân. Đến nay, toàn huyện đã có 11/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 làng đạt chuẩn nông thôn mới.
Diện mạo thị trấn Chư Sê ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Đức Thụy
Diện mạo thị trấn Chư Sê ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Đức Thụy
Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có nhiều bước tiến vượt bậc. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được quan tâm đúng mức, 100% xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất từng bước được chuẩn hóa, ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đến năm 2020, toàn huyện có 51 trường học, tăng 37 trường so với ngày đầu thành lập.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kỳ 2020-2025), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chỉ đạo:Chư Sê cần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế; khôi phục và phát huy nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” trở thành thương hiệu mạnh, đảm bảo chuẩn hóa gắn truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, lao động... để hình thành các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, phát triển một số sản phẩm chủ lực gắn với chế biến và xuất khẩu. Tăng cường kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại-dịch vụ, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm sản, gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn.
Chủ tịch UBND huyện thông tin: “Để khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế và xây dựng huyện Chư Sê thành vùng kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, trong thời gian tới, huyện xác định kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng cơ cấu lại trong nội bộ ngành giữa trồng trọt và chăn nuôi cho hợp lý, đảm bảo tính bền vững. Tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó phát triển cây dược liệu là chiến lược, là khâu đột phá; vận dụng quỹ đất của các doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Từng bước hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực của huyện gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế hỗ trợ phù hợp để cơ sở, doanh nghiệp, trang trại và nông hộ phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư, ưu tiên ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo; khuyến khích các loại hình dịch vụ phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của người dân và tăng nguồn thu ngân sách”.
Từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây trồng gắn với tiêu thụ, chế biến
Huyện Chư Sê đang từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực gắn với phát triển công nghiệp chế biến (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Quang Tấn
An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), Chư Sê là địa bàn trọng điểm hoạt động của bọn phản động FULRO. Từ những ngày đầu thành lập, huyện đã phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", đấu tranh chống bọn phản động FULRO. Đến năm 1989, Chư Sê cơ bản xóa bỏ tổ chức phản động này. Tuy nhiên, kẻ thù vẫn không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để kích động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy Chư Sê-cho biết: Trong những năm 2001-2010, sau các vụ bạo loạn, gây rối không thành, bọn phản động FULRO đã kích động người dân vượt biên ra nước ngoài. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự nỗ lực của Mặt trận và đoàn thể các cấp, lực lượng vũ trang, cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong huyện nên các phần tử phản động bị trấn áp, một số đối tượng bị pháp luật nghiêm trị, các khung ngầm tổ chức phản động FULRO bị bóc gỡ, phá rã. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững.
Hạ tầng đô thị Chư Sê ngày được đầu tư hoàn thiện
Hạ tầng đô thị Chư Sê ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: Quang Tấn
Theo Bí thư Huyện ủy Chư Sê, những năm qua, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện xuống cơ sở luôn được tăng cường. Công tác cải cách hành chính gắn với phòng-chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được đẩy mạnh; hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn, củng cố. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã làm chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng được quan tâm chú trọng. Ngày mới thành lập, Đảng bộ huyện có 21 tổ chức cơ sở Đảng với 464 đảng viên, đến nay đã phát triển lên 51 tổ chức cơ sở Đảng với 4.580 đảng viên.
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh: “Thời gian tới, huyện Chư Sê tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết là đối với hệ thống chính trị. Đổi mới lề lối, phong cách làm việc, giảm giấy tờ, giảm hội họp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, hiệu quả công tác”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kỳ 2020-2025), Chư Sê đang đứng trước những thời cơ và thách thức đan xen. Do đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện, đồng bộ để phát triển nhanh và bền vững, góp phần xây dựng Chư Sê ngày càng văn minh, giàu đẹp.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.