Chọn trường cho con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, các nhà tíu tít việc so điểm chuẩn, chọn trường cấp ba cho con. Ít ngày trước thì cũng xôn xao việc lo cho trẻ vào trường cấp hai cho ổn thỏa, vì ngoài việc xét kết quả tốt nghiệp cấp một của các cháu, nhiều trường cấp hai cũng tổ chức thi riêng để lọc đầu vào.


Lo toan, mong đợi, tìm kiếm thông tin, dò hỏi, cân nhắc, so sánh…, thôi thì đủ các trạng thái, cung bậc, mong sao cho con được vào chỗ tốt, trường chuẩn, trường uy tín; hoặc ít nhất biết con mình học lực có hạn, thì cũng tìm được nơi vừa sức, trường khiêm tốn thôi cũng được; hoặc sao cho các cháu đi học cấp hai, cấp ba trong tình hình học sinh đông mà trường lớp có hạn, cũng đã là mừng rồi!

Việc trường lớp của các cháu rồi sẽ ổn định dần trong những ngày tới, và tâm lý phụ huynh với con trẻ cũng dần chuyển sang đợi năm học mới là vừa. Có điều, việc này cũng quan trọng lắm, bên cạnh việc tìm trường, chọn lớp.

Đó là quan tâm đến việc vào trường, lớp đó, các cháu sẽ được… vui chơi, nghỉ ngơi như thế nào!

Thật sự là như vậy, khi nhìn lại một thực tế phổ biến thời gian qua, là ở không ít nơi, việc học tập của các cháu khá là vất vả. Cũng do bố mẹ mong con có nơi chất lượng thật tốt, tốt hơn, tốt nhất để học hành nên nỗ lực cho con, kỳ vọng ở nhà trường, mong đợi ở con thật nhiều. Có khi trẻ phải dậy sớm quá, ăn mặc vội vã, ra đợi xe đón đến trường rồi về rõ muộn sau cả ngày học tập, ôn luyện, chỉ được chút nghỉ ngơi tối rồi mai lại bắt đầu vòng quay. Có nơi chương trình học cơ bản chỉ nửa ngày, nhưng do cái nếp dạy thêm bao lâu của trường, cũng như cả nhu cầu của phụ huynh nữa, nên học sinh học luôn một lèo cả ngày. Thậm chí, không ít trường hợp ngoài học chính ở trường, thì còn về nhà giáo viên học thêm, rồi có khi các tối, bố hay mẹ lại chở con đi học thêm chỗ này, chỗ nọ. Nhìn chung là việc học liên tục, liên miên, tiếp thu dồn dập, thiếu cân đối giữa học và nghỉ ngơi, vui chơi gây cho nhiều cháu quá tải, mệt mỏi, không những khó nâng cao hiểu biết, phát huy năng lực, mà còn dẫn đến những hệ lụy không nhỏ như thời gian qua xã hội đã chứng kiến.

Vì thế mà trước hết ở phía bố mẹ, chọn trường, tìm lớp, tính chỗ học cho con, cũng nên có những suy nghĩ mới mẻ, tích cực trong việc cân đối, cân bằng cho các cháu. Đồng thời, ở góc độ là phụ huynh, cũng nên chú trọng việc trao đổi, đề xuất, kiến nghị với nhà trường, thầy cô giáo trong việc giảm tải, điều chỉnh giờ giấc học hành cho các cháu, tăng cường hơn các hình thức vận động, dã ngoại, những phương pháp học tập hướng về tự nhiên, môi trường…

Mỗi thành phần liên quan là ngành giáo dục, nhà trường, học sinh, đều có trách nhiệm trong vấn đề này. Nhưng ở vai trò là cha là mẹ, hãy tích cực hơn trong việc giúp trẻ cân bằng. Tránh để bị cuốn theo guồng quay học tập, thành tích mà dồn thêm áp lực làm con trẻ nhọc nhằn.

Theo HOÀNG HOA (NDĐT)

 

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.