Chờ đợi chính sách về bất động sản 2023 giúp giảm giá chung cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều biến động, nhiều người cho biết đang nghe ngóng chính sách cũng như diễn biến thị trường trước khi mua chung cư, nhà ở.
Tâm lý chờ đợi chính sách
 
Nhiều người đang nghe ngóng những chính sách bất động sản có hiệu lực trong năm 2023. Ảnh: Phan Anh
Nhiều người đang nghe ngóng những chính sách bất động sản có hiệu lực trong năm 2023. Ảnh: Phan Anh
Trong khi thị trường bất động sản giao dịch trầm lắng, giá chung cư tại các thành phố lớn vẫn ở ngưỡng cao, vượt quá khả năng chi trả của đại bộ phận người lao động. Người có thu nhập trung bình và thấp rất khó để có được nơi an cư để lập nghiệp. 
Trong bối cảnh đó, nhiều người đang có tâm lý chờ đợi những chính sách sắp có hiệu lực trong năm 2023 sẽ tác động đến giá bất động sản.
Sinh sống và làm việc tại Hà Nội 8 năm, anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Phú Thọ) cho biết đã tích cóp được một khoản tiền. Cùng với hỗ trợ từ gia đình, anh có ý định mua nhà chung cư nhưng vẫn đang chần chừ.
"Tôi thấy có một số chính sách như thời hạn sử dụng chung cư, rồi những thông tin trên báo đáo đài về xu hướng giảm giá nhà trong năm tới, nên tôi vẫn muốn chờ đợi thêm. Như cầu nhà ở thì ai cũng có, nhưng chi trả 2-3 tỉ đồng để mua nhà là khoản tiền rất lớn đối với gia đình tôi nên chậm một thời gian cũng được. Ngay hiện tại, tôi thấy một số hội nhóm trên Facebook cũng đã xuất hiện bài viết cắt lỗ bất động sản".
Anh Nguyễn Văn Công (nhân viên môi giới nhà đất tại Hà Nội) chia sẻ, năm qua việc lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản vướng lao lý, sau đó Chính phủ rà soát phát hành trái phiếu cùng chính sách kiểm soát tín dụng thắt chặt đã phần nào tạo nên tâm lý dè chừng của người mua và chủ đầu tư.
Anh Công cho biết hiện tại, lượng người sử dụng đòn bẩy tài chính, vay mượn để đầu cơ nhà rất ít. Trong khi đó khách chốt hàng rất khó khăn.
"Một số dự án đầy đủ mặt pháp lý, trước đây chạy hàng rất nhanh nhưng đến nay khách "nâng lên, đặt xuống" mãi không chốt. Lãi suất thời gian gần đây có xu hướng chững đà tăng nhưng thực tế đang ở ngưỡng cao. Hiện tại, những khách hàng của tôi rất ít vay mượn để đầu tư nhà đất".
 
Tâm lý chờ đợi chính sách đang xuất hiện ở một bộ phận người đầu tư bất động sản. Ảnh: Phan Anh
Tâm lý chờ đợi chính sách đang xuất hiện ở một bộ phận người đầu tư bất động sản. Ảnh: Phan Anh
Thị trường hướng tới nhu cầu ở thực
Nhận định về xu hướng của người mua nhà và chủ đầu tư thời gian tới, Cushman & Wakefield (công ty dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu) nhận định những đối tượng này đều có tâm lý chờ đợi chính sách mới của năm 2023 trước khi đưa quyết định.
Hiện nay, tệp khách hàng có tiền mặt trong tay được đưa ra, chủ yếu ưu tiên thanh toán nhanh với chiết khấu cao và nhiều ưu đãi. Một số xu hướng nổi bật có thể kể đến là nhà ở xã hội, với khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội sẽ được phát triển cho những đối tượng thu nhập thấp trước năm 2025.
Các chính sách thanh toán nhanh và mức chiết khấu cao đang dần được áp dụng rộng rãi như: Phương thức thanh toán nhanh, người mua có thể nhận mức chiết khấu từ 3% - 16%; Ân hạn nợ gốc và miễn lãi suất từ 12 – 36 tháng khi vay ngân hàng; Gói quà tặng nội thất, cam kết cho thuê lại hoặc chiết khấu thẳng vào giá trị căn hộ...
Đại diện Cushman & Wakefield cho rằng thị trường đang hướng tới nhu cầu mua ở thực, thay vì mua đầu tư như trước. Các dự án có pháp lý rõ ràng, có tiến độ thanh toán linh hoạt trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn, sẽ thu hút được khách hàng.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, các quy trình liên quan tới việc cấp phép xây dựng và cấp phép bán nhà mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế, khiến các nhà đầu tư tiếp tục mất nhiều thời gian chờ đợi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung trên thị trường bị giảm đáng kể.
Bà Dung nhận định, dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư thể chế (chủ đầu tư dự án). Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kết hợp giá nhà tiếp tục gia tăng khiến tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm ít nhiều. Năm 2023, thị trường bất động sản kì vọng vấn đề này sẽ được tháo gỡ để ổn định và phát triển lành mạnh.
Theo Khương Duy (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất