Chính sách cho nhà giáo không chỉ là tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bản thân nhà giáo và chuyên gia nghiên cứu về chính sách công đều cho rằng, chính sách để nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay chắc chắn không chỉ là tiền.

Việc ồn ào đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo, dù nhà giáo không "mong đợi gì" nhưng lại bị điều tiếng của dư luận khiến không ít giáo viên (GV) tâm tư. Đương nhiên, họ mong có mức thu nhập đủ sống, tương xứng với đặc thù nghề nghiệp, nhưng phần lớn trong số họ không đòi hỏi hay mong muốn phải có những chính sách mang tính quyền lợi đặc biệt.

Cô Như Hương, một GV dạy tiếng Anh cấp THPT mới nhận quyết định nghỉ hưu, chia sẻ khi xác định vào học sư phạm, ra trường đi dạy và gắn bó với nghề đến khi về hưu, mưu cầu một cuộc sống giàu có chắc chắn không phải là tiêu chí của nhà giáo.

Thực tế, dù chưa hưởng chính sách "lương cao nhất", thu nhập của GV cũng đã cải thiện từng bước. Vậy nhưng "làn sóng" GV bỏ nghề, chuyển việc lại chưa bao giờ diễn ra đáng báo động như mấy năm gần đây. Nguyên nhân đầu tiên, dư luận nghĩ đến là đồng lương, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thu nhập chỉ là một trong số những lý do khiến GV đi đến quyết định rời bục giảng. Điều khiến họ tâm tư nhất vẫn là những áp lực vô hình, những áp lực không vì chuyên môn còn đè nặng. GV phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Những chỉ tiêu khủng khiếp về bệnh thành tích, tỷ lệ học sinh (HS) khá giỏi, số HS đỗ đạt, tỷ lệ chuyên cần của HS…

Đó còn là áp lực về việc cạy cục khó khăn để "vào biên chế" rồi lại tiếp tục chịu đựng không ít các quy định phi lý để không rơi vào 10% tinh giản biên chế hằng năm (theo quy định).

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu về chính sách công, khẳng định GV có quyền đòi hỏi thu nhập tương xứng với đặc thù nghề nghiệp; nhưng nếu chỉ nghĩ đến tiền thì với trình độ đào tạo như vậy họ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Ông cho rằng dù giữ biên chế hay chỉ ký hợp đồng với GV thì cũng cần có những cơ chế bảo vệ nhà giáo, kể cả khu vực công hay tư. Không thể chỉ vì áp lực dư luận, vì muốn được lòng phụ huynh và HS mà đẩy nhà giáo vào vòng "nguy hiểm".

Vấn đề giảm áp lực không đáng có cho GV đã nhiều lần được đề cập, nhiều nhiệm kỳ Bộ trưởng GD-ĐT muốn tháo gỡ nhưng chưa thành. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi mới nhận nhiệm vụ "tư lệnh ngành" cũng hứa Bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ…

Bộ GD-ĐT đang nỗ lực thuyết minh về sự cần thiết phải xây dựng và ban hành luật Nhà giáo. Điều mà xã hội cần, điều mà nhà giáo mong đợi không phải là những chính sách nhỏ lẻ, mang tính thời điểm, mà cần một văn bản luật đảm bảo tính phổ quát, lâu dài. Nhà giáo khi có một bộ luật của riêng mình thì quyền lợi hay trách nhiệm đều tương xứng với vị thế và đặc thù của nghề nghiệp; không còn chịu những áp lực ngoài chuyên môn do mỗi địa phương, mỗi nhà trường tự đặt ra cho GV như lâu nay.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.