Emagazine

E-magazine Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K


Con đường ngoằn ngoèo với những đoạn dốc thẳng đứng dẫn lên núi Vũng Chua (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chỉ vừa lọt cho 1 chiếc ô tô. Tịnh xá Ngọc Trì nằm ngay giữa lưng chừng núi, ngào ngạt trong sắc hoa cuối xuân, đầu hạ. Tại đây, giữa năm 2022, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Huy-nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 đã không khỏi ngỡ ngàng khi hội ngộ với người đồng đội cứu mạng ông trên chiến trường Đông Bắc Campuchia gần 40 năm trước.



Từ sự kết nối tình cờ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Huy mới biết được tên tuổi của ân nhân năm nào và quyết tâm tìm gặp. Đó chính là Thượng sĩ Đặng Minh Hải-Trung đội trưởng Đại đội 3 (Trung đoàn 95, Sư đoàn 307). Đặc biệt hơn, người lính công binh ấy hiện là Thượng tọa Thích Giác Bảo-Trụ trì Tịnh xá Ngọc Trì.

Thượng tọa Thích Giác Bảo vẫn giữ dáng vẻ rắn rỏi của một “lính công binh”. Nhớ lại giây phút sinh tử trên chiến trường, ông kể: “Hôm đó, trong lúc mọi người bỏ cuộc vì cho rằng anh Huy đã bị địch bắt sống, tôi vẫn lấy làm lạ khi nhìn thấy một vệt cỏ bị xô dạt trên lối đi dẫn vào rừng. Lần theo vệt cỏ đi sâu vào trong vẫn không thấy ai, nhưng rồi bất ngờ tôi nhìn vào bụi gai ô rô, thấy một người lính đang nằm úp, máu thẫm ướt một bên mông đùi. Tôi vội lấy dao cắt toạc bên quần, lấy băng cá nhân sơ cứu để cầm máu và cõng anh chạy ra đưa về trạm phẫu”. Sư Bảo cho rằng, đó là chuyện “cơm bữa” giữa chiến trường khốc liệt, người lính luôn đặt tình đồng đội lên mọi tình cảm thiêng liêng. Bản thân ông cũng từng được đồng đội cứu sống trong một lần rơi vào ổ phục kích, mạng sống ngàn cân treo sợi tóc. Ơn cứu mạng đó ông chưa bao giờ nguôi quên.


Thượng tọa Thích Giác Bảo kể về giây phút cứu sống Thiếu tướng Nguyễn Trọng Huy trên chiến trường K.


Vậy, điều gì đã khiến một người lính công binh xuất gia ngay khi rời quân ngũ? Cuộc sống tịnh lắng chốn thiền có làm ông quên đi ký ức khốc liệt, đau thương nhưng cũng đầy cao cả của đội quân tình nguyện Việt Nam? Trước câu hỏi này của chúng tôi, sư Bảo trầm ngâm kể:



Năm 1986, khi ra quân về nước, người lính công binh Đặng Minh Hải đã xuất gia như lời nguyện. Để rồi, từ “đội quân nhà Phật” trên chiến trường, ông lại trở thành một đứa con của nhà Phật giữa đời thường. Trụ trì Tịnh xá Ngọc Trì nói về lý tưởng ông hằng theo đuổi từ khi xuống tóc:



Trước mong muốn của nhiều đồng đội, Thượng sĩ Đặng Minh Hải, nay là Thượng tọa Thích Giác Bảo sẽ chủ trì buổi lễ cầu siêu tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ vào ngày 6-4 sắp tới. Đây không chỉ là lễ cầu siêu cho anh linh các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống, mà còn cầu cho linh hồn những người vì cuộc chiến tranh này phải vĩnh viễn nằm lại. “Tình thương sẽ hóa giải mọi nỗi đau thương ở 2 đất nước trên tinh thần hiểu biết, trong sáng”-Thượng tọa Thích Giác Bảo chia sẻ.



Vĩnh viễn khắc sâu trong tim những người lính trở về từ chiến trường K một thời tuổi trẻ trong sáng và tận hiến, song nỗi buồn chiến tranh vẫn đeo đẳng họ như một hội chứng. Với ông Huỳnh Bộ Lợi (cựu lính thông tin Trung đoàn 95, Sư đoàn 307, hiện sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), nỗi buồn trĩu nặng khi rời chiến trường mang theo nỗi mất mát, đó là sự hy sinh của người bạn thân, liệt sĩ Đặng Ngọc Châu. Đến nay, gần 40 năm đã qua, ông Châu vẫn nằm lại đâu đó nơi cánh rừng xanh thẳm bên ngoài đất mẹ.

Sau 5 năm trong quân ngũ, năm 1987, ông Huỳnh Bộ Lợi hoàn thành nghĩa vụ của người lính tình nguyện trở về Tổ quốc. Nhà ông ở xã Hòa An, còn liệt sĩ Châu ở xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa); 2 xã chỉ cách nhau vài cây số nên ngay khi trở về, ông đã qua nhà thắp hương cho bạn.

Lần gặp đó như một mối duyên lành. Nhưng phải mất nhiều lần qua lại, người lính thông tin mới hóa giải được nỗi đau của người vợ mất chồng để khiến trái tim chị ấm lại. Năm 1989, đám cưới của họ diễn ra với sự tham dự của một đoàn khách thật đặc biệt, đó là những người lính Trung đoàn 95. Ai cũng mừng cho hạnh phúc của người sống và cả người đã nằm xuống.



Chia sẻ cuộc sống hiện tại, ông Lợi không giấu được niềm xúc động khi được sống thay phần bạn, trọn vẹn nghĩa tình với người nằm xuống. Ông hết lòng chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Chính như con ruột. Mãi đến 3 năm sau ngày cưới, vợ chồng ông mới có thêm 1 đứa con trai. Chính cũng thương ông như cha ruột, luôn vâng lời “ông ba”. Ông Lợi kể tiếp: “Chỉ có 1 lần con trái lời, đó là năm làm hồ sơ thi đại học, tôi muốn con thi vào lực lượng vũ trang để tiếp nối truyền thống 2 người cha chiến sĩ, nhưng cháu lại giấu tôi làm hồ sơ thi ngành kỹ thuật. Sau này, con mới nói thật rằng, có cha là liệt sĩ mà đến giờ vẫn không nhìn thấy nắm xương cốt. Đó vẫn là một nỗi buồn đè nặng, là nỗi mất mát con chưa bao giờ nói ra. Nghe thế, tôi chỉ biết lặng người”.Tiếp mạch câu chuyện, ông Lợi cho hay.

“Nếu như năm tháng ấy, không có người lính ấy ở đơn vị ấy, thì mình phải ở đó và biết đâu mình chết thì sao”-nhà văn Đoàn Tuấn (cựu lính tình nguyện Trung đoàn 29, Sư đoàn 307, hiện sống tại Hà Nội) luôn mang theo nỗi day dứt này với những đồng đội vĩnh viễn nằm lại bên ngoài đất mẹ. Điều đó thôi thúc ông viết như “trả một món nợ vô hình”.

Nhà văn Đoàn Tuấn kể rằng, năm 1978, ông nhận giấy báo trúng tuyển Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng gác lại giấc mơ để trở thành người lính khi Tổ quốc cần. Sau 5 năm dâng hiến tuổi trẻ cùng đội quân tình nguyện Việt Nam ở chiến trường K, ông trở về và tiếp tục với ước mơ còn dang dở. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tiếp tục học biên kịch tại Đại học Điện ảnh Liên Xô (cũ). Những trang viết của Đoàn Tuấn, đặc biệt là về người lính luôn tràn đầy nỗi day dứt, nỗi nhớ về đồng đội.


Dẫu “lửa khói lắng chìm” nhưng những câu chuyện bi tráng của người lính tình nguyện vẫn thôi thúc Đoàn Tuấn phải viết, để chúng không bị lãng quên, “trôi vào nắng mưa vô tăm tích”. Ông có hàng loạt tác phẩm viết về chiến trường K như: Đất bên ngoài Tổ quốc (thơ, in chung với Lê Minh Quốc-một cựu lính tình nguyện Việt Nam); Mùa linh cảm (bút ký); Một trăm ngày trước tuổi hai mươi; Mùa chinh chiến ấy (hồi ký). Và mới đây nhất, ông tiếp tục ra mắt cuốn sách “Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt” (tiểu thuyết).

Không chỉ có nhà văn Đoàn Tuấn, một số người lính trở về từ chiến trường K cũng thôi thúc cầm bút như một cách sống tiếp cho bao cuộc đời nằm xuống của đồng đội. Đó là các tác phẩm đã khiến người đọc phải thao thức: Cỏ cháy vùng biên (Nguyễn Tuấn); Mưa trên đồng À Na Cút (Trần Ngọc Phương); Rừng khộp mùa thay lá (Nguyễn Vũ Điền); Ký ức người lính Preah Vihear (Phạm Thanh Chung), Đường đến Đăng-Rếch (Vương Hữu Quyên), Mùa xa nhà (Nguyễn Thành Nhân), Chuyện lính Tây Nam (Trung Sỹ)…


Từ sự kết nối của ông Võ Văn Sung-nguyên Phó Chỉ huy trưởng đơn vị quân báo 2287 (Quân khu 5), chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện khá thú vị với Thiếu tướng Try Som Rith-Phó Tham mưu trưởng Quân khu I (Quân đội của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia). Ông là người từng phối hợp tác chiến cùng quân tình nguyện Việt Nam trong nhiều trận đánh, xây dựng thực lực chính quyền cách mạng và mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp sau này. Cầm trên tay cuốn sách “Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt”, Thiếu tướng Try Som Rith cho hay, ngày trước, ông từng được học tiếng Việt qua quân tình nguyện và các chuyên gia, sau đó còn có thời gian học tập ở Việt Nam.


Vì lẽ đó, trò chuyện thêm với chúng tôi, nhà văn Đoàn Tuấn khẳng định, viết về người lính tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K là đề tài mà chưa bao giờ ông có ý định dừng lại. Càng viết, ông càng khao khát được viết nhiều hơn nữa để khắc họa chân dung người lính tình nguyện. Ông xem đó là nghĩa cử thiêng liêng với tình đồng đội bởi: “Tôi không thể sống thiếu người đã mất/Tôi sống bằng cái chết của bạn tôi/Tổ quốc nặng sâu hơn bởi tình yêu mảnh đất/Đất bên ngoài Tổ quốc, Việt Nam ơi!”.

Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.