(GLO)- Sáng 17-12, UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tiến hành cưỡng chế bắt buộc với ông Nguyễn Duy Quảng và bà Nguyễn Thị Thu Nương (thường trú tại 26 Trường Sơn, phường Yên Thế, TP. Pleiku).
(GLO)- Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật (huyện Đak Glei, Kon Tum) bị phạt và truy thu tổng cộng 802 triệu đồng do chiếm 245.500 m2 đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất để xây dựng các công trình dự án nhà máy điện gió.
(GLO)- Ngày 17-8, thông tin từ UBND huyện Đak Glong (tỉnh Đak Nông) cho biết, huyện vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Nguyễn Thanh Sang (SN 1978, ở xã Nâm N'Jang, huyện Đak Song) số tiền 40 triệu đồng vì có hành vi chiếm đất rừng.
Tại tiểu khu 263B, trên địa bàn TT.Nam Ban, H.Lâm Hà (Lâm Đồng) vừa xảy ra vụ cưa hạ rừng thông 3 lá 20 năm tuổi, sau đó cắt khúc, đốt cháy phi tang để lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Một nhóm đối tượng dùng xe máy cày san gạt, lấn chiếm đất rừng tại lô b, khoảnh 4, tiểu khu 157A bị lực lượng chức năng phường 4, TP Đà Lạt phát hiện ngăn cản thì quay lại chống đối, hành hung người thi hành công vụ.
Hàng chục cây thông 3 lá tại tiểu khu 267C, thuộc địa bàn xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã bị các đối tượng cưa hạ, cắt thành khúc ngắn để dễ dàng vận chuyển hoặc tiêu hủy. Tại hiện trường, thân cây gỗ ngổn ngang, vẫn còn ứa nhựa tươi thật xót xa.
Lực lượng chức năng phát hiện 159 lóng gỗ thông chôn lấp dưới hố sâu tại Tiểu khu 443 (Công ty An Phú Nông), khu đất rừng rộng khoảng 2ha trước đó trồng thông giờ đã trồng càphê hơn 1 năm tuổi.
Khi 'nhảy' vô lĩnh vực nhà đất ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận), 'vợ chồng N.Đ' và đám đàn em giang hồ là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người dân và chính quyền ở P.Mũi Né.
Ngày 22-11, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1963, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ“.
Hơn 85 ha đất được cấp cho vợ chồng nguyên Trưởng BQL rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Gia Lai) có dấu hiệu trái luật, còn UBND TP.Pleiku lại không cung cấp được hồ sơ vì 'thất lạc'.
Liên quan đến vụ chiếm đất, Công an TP.Kon Tum đã khởi tố 4 vụ án với 16 đối tượng về các tội chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích.
Những ngày gần đây, hàng chục người dân ở buôn Dlie, xã Đác Nuê, huyện Lắc, tỉnh Đác Lắc, liên tục kéo nhau vào tiểu khu 1408, xã Đác Nuê chặt phá cây trồng của Công ty Agri Lắc nhằm chiếm đất để sản xuất. Theo người dân, dù biết việc làm của mình là sai nhưng không còn cách nào khác.
Ngày 12-10, Công an huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cho biết đã khởi tố bị can và bắt tạm giam thời hạn 3 tháng đối với Lê Văn Tuấn (30 tuổi, ngụ xã Phi Liêng, huyện Đam Rông) về tội “Hủy hoại rừng“.
Không ào ạt chiếm đất rồi triển khai dự án dang dở như ở Quảng Nam, cũng không “lách luật“, đền bù giá rẻ gây bất công, khiếu nại như ở Nha Trang, Khánh Hòa, các dự án du lịch tại Bình Định lại “án binh bất động“.
Câu chuyện mượn dự án, thu hồi đất của dân theo giá Nhà nước quy định, rồi bán giá thị trường cao ngất cũng diễn ra nóng sốt, kéo dài tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tại dự án Khu biệt thự Quốc Anh, xã Phước Đồng, dù phần lớn diện tích là đất rừng sản xuất nhưng chủ đầu tư vẫn được cấp phép xây dựng biệt thự, căn hộ du lịch để bán, cho thuê.
Xây dựng nhiều khu đô thị mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang du lịch, dịch vụ là xu hướng lựa chọn để phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương miền Trung trong những năm gần đây. Chính quyền có nhiều chính sách ưu đãi, đầu tư để phát triển hạ tầng phục vụ cho định hướng này.
(GLO)- Đó là kết luận từ Thanh tra huyện Chư Sê đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Tùng-Chủ tịch xã Hbông, huyện Chư Sê (Gia Lai). Sự việc trên được phanh phui khi chính người dân sở tại phát hiện, gửi đơn tố cáo lãnh đạo xã tham ô.