Cán bộ ngân hàng ở Lâm Đồng thuê người huỷ hoại rừng thông chiếm đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phạm Tấn Hùng, cán bộ một ngân hàng trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã thuê các đối tượng hủy hoại diện tích rừng với mục đích chiếm đất.
Liên quan vụ hàng trăm cây thông tại tiểu khu 460, xã Lộc Ngãi bị đầu độc chết cháy, CQĐT Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đã khởi tố, bắt giam 6 đối tượng về hành vi Hủy hoại rừng.
Danh tính các bị can gồm: Phạm Tấn Hùng (42 tuổi, trú tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng); Huỳnh Xuân Thắng (29 tuổi) và Nguyễn Thanh Pho (26 tuổi), cùng trú tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm; Trần Nguyễn Long Thành (28 tuổi), Nguyễn Duy (28 tuổi), Nguyễn Phước Trường (32 tuổi), cùng trú tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.
 
Hàng trăm cây thông tại tiểu khu 460 đã bị đầu độc chết cháy.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phát hiện trên 330 cây thông tại tiểu khu 460, thuộc địa bàn xã Lộc Ngãi do Ban quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý trong tình trạng héo úa, chết đứng do bị kẻ gian khoan lỗ đổ thuốc độc, làm thiệt hại gần 150m3 gỗ.
Nhận thấy đây là một vụ hủy hoại rừng để chiếm đất nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội, đơn vị đã chuyển toàn bộ hồ sơ qua Công an huyện Bảo Lâm để điều tra, truy tìm thủ phạm.
Qua xác minh, khoanh vùng đối tượng và thu thập chứng cứ, Công an huyện Bảo Lâm đã khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng này để điều tra, làm rõ. 
Theo TTXVN, Phạm Tấn Hùng là cán bộ một ngân hàng trên địa bàn huyện Bảo Lâm, đã thuê các đối tượng còn lại hủy hoại diện tích rừng trên với mục đích để chiếm đất.
Theo ông Nguyễn Tài Tú, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm, hình thức đầu độc rừng thông này hết sức tinh vi, khó bị phát hiện bởi kẻ xấu chủ ý che giấu các vết khoan, chặt vào thân cây.
Theo Bảo Khánh (ANTT)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.