Hiện trường hàng chục cây thông 3 lá nhiều năm tuổi bị cưa hạ, cắt khúc để chiếm đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng chục cây thông 3 lá tại tiểu khu 267C, thuộc địa bàn xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã bị các đối tượng cưa hạ, cắt thành khúc ngắn để dễ dàng vận chuyển hoặc tiêu hủy. Tại hiện trường, thân cây gỗ ngổn ngang, vẫn còn ứa nhựa tươi thật xót xa.
Ngày 17/6, Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh cho biết, lãnh đạo đơn vị đã đến hiện trường và đề nghị Hạt Kiểm lâm, Công an huyện cùng các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, truy tìm thủ phạm liên quan đến vụ phá rừng tại tiểu khu 267C.
Video: Hiện trường vụ hàng chục cây thông tại tiểu khu 267C, thuộc địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.
Tại tiểu khu này trước đó vào ngày 11/6, lực lượng tuần tra của Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh đã phát hiện một vụ phá rừng trái pháp luật. Cụ thể, đã có 18 cây thông 3 lá bị chặt hạ, trên diện tích rừng bị phá 1.973m2 với lâm sản thiệt hại 7,874 m3 gỗ. Đây là những cây thông tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất.
 
Những cây thông bị cưa hạ còn tươi, ứa nhựa.
Những cây thông bị cưa hạ còn tươi, ứa nhựa.
Tại hiện trường, toàn bộ 18 cây thông 3 lá bị đốn hạ đã bị các đối tượng cắt, xẻ thành 117 lóng. Nhận định ban đầu của lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh là các đối tượng lợi dụng trời tối, đồi núi cao, khó bảo vệ để chặt hạ thông với mục đích chiếm đất.
 
Những cây thông bị cưa hạ thuộc đối tượng rừng tự nhiên.
Những cây thông bị cưa hạ thuộc đối tượng rừng tự nhiên.
Ông Vương Anh Dũng - Trưởng Phòng Kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng - Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh cho biết, khu vực này đang là điểm nóng mới của nạn phá rừng, lấn chiếm đất bên cạnh Tiểu khu 268 dưới chân núi Voi.
 
Tại thời điểm phát hiện vụ phá rừng, lực lượng chức năng chưa xác định được đối tượng thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật.
Tại thời điểm phát hiện vụ phá rừng, lực lượng chức năng chưa xác định được đối tượng thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật.
Chính vì vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh đã lên kế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng để mật phục bắt các đối tượng phá rừng tại tiểu khu trên trong thời gian tháng 6/2021. Với mục đích truy quét các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng xảy ra trên địa bàn. Từ đó, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng thường xuyên phá rừng, khai thác gỗ trái phép và có biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên đất lâm nghiệp.
 
Những cây thông bị cưa hạ sau đó được cắt ngắn để dễ dàng vận chuyển, tiêu hủy.
Những cây thông bị cưa hạ sau đó được cắt ngắn để dễ dàng vận chuyển, tiêu hủy.
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null