Chi đoàn Quân sự xã Pờ Tó xung kích tình nguyện vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ xung kích thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những năm qua, chi đoàn Quân sự xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, Gia Lai) còn là lực lượng nòng cốt trong phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đây cũng là một trong những chi đoàn Quân sự “4 nòng cốt” điển hình của lực lượng vũ trang tỉnh.
Lực lượng dân quân xã Pờ Tó giúp dân di dời nhà cửa.
Lực lượng dân quân xã Pờ Tó giúp dân di dời nhà cửa. Ảnh: Phương Dung
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Pờ Tó Đặng Văn Long cho biết, trước đây, trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng trộm cắp, thanh niên điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, tụ tập đông người vào buổi tối. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đã giảm hẳn. Để có được kết quả ấy, hàng tháng, lực lượng dân quân xã thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ tập tục lạc hậu; nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, kích động gây mất đoàn kết... Công tác tuần tra kiểm soát tại các thôn, làng cũng được lực lượng dân quân và Công an xã thực hiện thường xuyên. Đối với các địa bàn còn xảy ra tình trạng trộm cắp, đánh nhau, chi đoàn Quân sự xã quán triệt cho dân quân thôn và Thôn đội trưởng thường xuyên bám nắm tình hình, báo cáo kịp thời để chi đoàn phối hợp với lực lượng Công an, tổ tự quản thôn, làng tuần tra kiểm soát. “Vào thời điểm thu hoạch nông sản, để hạn chế tình trạng người từ nơi khác trà trộn vào địa phương trộm cắp, chi đoàn cũng tăng cường phối hợp tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân”-anh Long cho hay.
Bên cạnh việc giữ gìn an ninh trật tự, chi đoàn Quân sự xã còn là lực lượng nòng cốt trong phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Bình quân mỗi tháng, chi đoàn triển khai lực lượng giúp dân từ 15 đến 20 ngày công làm cỏ lúa, cỏ mía, thu hoạch nông sản, sửa chữa nhà cửa... Theo anh Long, cứ khi nào người dân cần, lực lượng dân quân xã đều nhanh chóng có mặt. Cách đây vài ngày, chi đoàn cũng đã huy động 25 dân quân xuống giúp gia đình bà Trần Thị Nhài (hộ nghèo, neo đơn ở thôn 2) dựng lại ngôi nhà mới vì ngôi nhà cũ đã hư hỏng.
Những ngày gần đây, không chỉ lực lượng dân quân mà hầu hết các ban, ngành của địa phương đều đang “ăn-ngủ” tại làng Bi Yông để giúp di dời nhà cho 44 hộ dân và chỉnh trang nhà cửa cho 27 hộ. Dõi mắt theo ngôi nhà vừa được di dời, bà Đinh Hứp (làng Bi Yông) phấn khởi: “Cứ như mình đang mơ ấy! Bây giờ, mình đã có một khu đất rộng 600 m2, có thể nuôi thêm con heo, con gà”. Trước đó, do không có đất ở nên gia đình bà phải sống nhờ trong căn nhà của người em trai. Sau này, số khẩu ngày một tăng, bà mượn đất của người em để dựng nhà, tách ra ở riêng. Nhưng do quỹ đất hạn hẹp nên 2 ngôi nhà cứ “dính” lấy nhau. Do đó, khi được chính quyền địa phương vận động di dời đến nơi ở mới, gia đình bà là một trong những hộ tiên phong.
Song song với các hoạt động trên, lực lượng dân quân xã Pờ Tó còn thường xuyên giúp dân dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm, hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp... Ông Nguyễn Văn Ba (làng Bi Yông) chia sẻ: “Mỗi khi người dân có việc cần, lực lượng dân quân đều nhiệt tình giúp đỡ nên bà con rất hài lòng”. Nhận xét về vai trò của chi đoàn Quân sự xã, ông Lê Trọng Nam-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-khẳng định: Đây là lực lượng không thể thiếu trong các phong trào, hoạt động tại địa phương. Những năm qua, chi đoàn Quân sự xã luôn phối hợp tốt với lực lượng Công an bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và tiên phong trong chương trình xây dựng nông thôn mới, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”... Đặc biệt, hiện nay, xã đang tiến hành di dời nhà cửa của các hộ dân ở làng Bi Yông về nơi ở mới để xây dựng mô hình làng dân cư kiểu mẫu. Lực lượng dân quân của xã đóng vai trò nòng cốt thực hiện công việc này.
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Những lá đơn tình nguyện

Những lá đơn tình nguyện

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ. Trong số đó có không ít thanh niên viết đơn tự nguyện xin tòng quân với khát vọng được đóng góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang bị kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên

Trang bị kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên

(GLO)- Trong 2 ngày (27 và 28-11) tại TP. Pleiku, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn khởi nghiệp, lập nghiệp; công tác dân tộc, công tác kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Chủ tịch UBND huyện Krông Pa đối thoại với đoàn viên, thanh niên về quản lý, bảo vệ rừng

Chủ tịch UBND huyện Krông Pa đối thoại với đoàn viên, thanh niên về quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Chủ tịch UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) Hồ Văn Thảo vừa có buổi đối thoại với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) về chủ đề “Thanh niên tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng”. Buổi đối thoại được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các xã, thị trấn.
Đội thi huyện Chư Păh giành giải nhất toàn đoàn Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc

Đội thi huyện Chư Păh giành giải nhất toàn đoàn Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc

(GLO)- Ngày 26-11, tại công viên Đồi Thông (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa), Tỉnh Đoàn-Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2023.

Giới trẻ trì hoãn lập gia đình

Giới trẻ trì hoãn lập gia đình

1. Tôi có một anh đồng nghiệp, cũng là sếp trực tiếp của tôi, tôi hay gọi là 'anh sếp'. Anh sếp tôi thuộc lứa cuối 8x, đầu 9x. Anh có những đặc tính của thế hệ 8x như khá hòa đồng và có phong cách làm việc chỉn chu, yêu cầu cao trong công việc như các lãnh đạo 8x; nhưng anh cũng có tính cách vui vẻ, hoạt bát và teen như thế hệ 9x. Cách nói chuyện của anh pha lẫn 8x và 9x nên khá thú vị.
“Cánh én hồng” vun đắp ước mơ cho học trò

E-magazine“Cánh én hồng” vun đắp ước mơ cho học trò

(GLO)-

15 năm giữ cương vị Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành, huyện Đak Pơ), anh Trương Công Hương (SN 1984) không ngừng sáng tạo để mang đến những điều mới lạ, giúp học trò có một thế giới tuổi thơ đa sắc màu. Anh vừa được Hội đồng Đội Trung ương xét chọn trao giải thưởng “Cánh én hồng” tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Sĩ quan trẻ 52 lần hiến máu cứu người

Sĩ quan trẻ 52 lần hiến máu cứu người

(GLO)- Với tâm niệm “Yêu thương cho đi, nụ cười ở lại, giúp đỡ người khác cũng chính là cách giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn”, trong 9 năm qua, Thượng úy Trần Minh Vũ (SN 1995, Đại đội 19, Sư đoàn 2, Quân khu 5) đã 52 lần tham gia hiến máu cứu người.

“Bác sĩ kỹ thuật” của Lữ đoàn Pháo binh 40

“Bác sĩ kỹ thuật” của Lữ đoàn Pháo binh 40

(GLO)- Với gần 30 năm công tác, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Đình Hình-thợ sửa chữa ô tô của Phòng Kỹ thuật (Lữ đoàn Pháo binh 40, Quân đoàn 3) đã có hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Mới đây, sáng kiến “Thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa bầu phanh tích năng lò xo xe ô tô Kamaz” của anh được Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) tặng bằng khen.
Krông Pa: 2 học sinh trả lại 19 triệu đồng cho người đánh rơi

Krông Pa: 2 học sinh trả lại 19 triệu đồng cho người đánh rơi

(GLO)- Ngày 23-11, Công an huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết vừa tổ chức trao trả 19 triệu đồng cho bà Vũ Thị Cảnh (SN 1981, trú tại tổ 7, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa). Đây là số tiền bà Cảnh đánh rơi và 2 em học sinh cấp 1 đã nhặt được và mang đến trụ sở Công an huyện Krông Pa để nhờ tìm trả cho người đánh rơi.
Krông Pa nỗ lực ngăn chặn tảo hôn

Krông Pa nỗ lực ngăn chặn tảo hôn

(GLO)- Để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân.