Chế tạo nhựa sinh học từ tảo thân thiện môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Họ là sinh viên đến từ những ngôi trường khác nhau, nhưng cùng chung đam mê bảo vệ môi trường và nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu nhựa sinh học cao cấp làm từ tảo.
Nhóm trưởng Nguyễn Đăng Phúc, Đặng Thị Khánh Ly, Lê Thị Ngọc Mai, Ninh Thị Thu, Nguyễn Chí Cường giới thiệu các sản phẩm làm từ tảo - Ảnh: HÀ THANH
Nhóm trưởng Nguyễn Đăng Phúc, Đặng Thị Khánh Ly, Lê Thị Ngọc Mai, Ninh Thị Thu, Nguyễn Chí Cường giới thiệu các sản phẩm làm từ tảo - Ảnh: HÀ THANH
Từ những con số đáng báo động, chúng tôi nghiên cứu chế tạo sản phẩm nhựa sinh học có thể thay thế sản phẩm nhựa truyền thống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, dễ dàng phân hủy với môi trường, giá lại rẻ.
Nguyễn Đăng Phúc
Tại cuộc thi Sáng tạo trẻ do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức cho sinh viên các khối kỹ thuật trên địa bàn TP Hà Nội, năm cô cậu sinh viên "trường ngoài" mang đến những sản phẩm độc đáo được chế tạo từ vật liệu nhựa sinh học thân thiện môi trường.
Từ nỗi đau nhân lên ý thức
Vừa qua hình ảnh sinh viên năm cuối Nguyễn Đăng Phúc tự tin đứng trên sân khấu "trường bạn" thuyết trình về sản phẩm nghiên cứu mới nhận về nhiều tràng pháo tay giòn giã.
Nhóm sinh viên Nguyễn Đăng Phúc, Nguyễn Chí Cường, Ninh Thị Thu (cùng học Trường ĐH Thủy lợi) và Lê Thị Ngọc Mai (Trường ĐH Ngoại thương), Đặng Thị Khánh Ly (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội) vừa nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu nhựa sinh học cao cấp làm từ tảo. 
Không cùng chuyên ngành, không cùng trường đại học nhưng họ gặp nhau ở điểm chung là yêu môi trường, muốn nhân lên "sự tử tế" với môi trường sống quanh mình.
"Tôi nhớ mãi hình ảnh các nhà khoa học gắp dị vật trong một chú rùa. Không phải là giun hay ký sinh trùng, mà là một chiếc ống hút nhựa trôi nổi ở đại dương" - Phúc chia sẻ. Chính cảnh tượng con người giúp chú rùa gỡ ống hút nhựa ra trong bê bết máu thôi thúc những người trẻ như Phúc ý thức hơn việc rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường biển thế nào.
Phúc cho biết theo tìm hiểu, mất năm giây để sản xuất một chiếc túi nilông, mất năm phút để sử dụng và cần một giây để vứt bỏ, tuy nhiên để phân hủy thì cần từ 500 năm, thậm chí 1.000 năm.
Đáp án từ tảo
Phúc cùng hai sinh viên Cường, Thu cùng học chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Nhờ nghiên cứu chuyên sâu về môi trường, họ tìm ra đáp án cho yêu cầu đặt ra: an toàn - dễ phân hủy - rẻ từ chính cây tảo. 
"Việt Nam có lợi thế về đường biển, nhiều ao hồ, kênh, rạch... là vùng nguyên liệu rộng lớn nên có thể khai thác. Tảo là nguyên liệu cực kỳ rẻ, các sản phẩm từ tảo có lợi thế cạnh tranh vì thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm và phân hủy hoàn toàn, tạo ra sản phẩm an toàn với sức khỏe con người" - nhóm trưởng Nguyễn Đăng Phúc cho biết.
Định hướng của nhóm bạn trẻ là biến tính các vật liệu nhựa để tăng cường cơ tính, trộn chất khung xương nhưng đảm bảo tăng cường độ bền, độ dẻo. Phúc cho biết tăng cơ tính nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm từ hữu cơ, phân hủy tốt với môi trường.
Nhóm bạn bày tỏ mới đầu màng nhựa sinh học này có liên kết yếu, chỉ chừng 10 giây đã tan trong nước, dễ dàng phân hủy nhưng khó bảo quản, dễ rách. Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, đến vòng ba nhóm đã thành công với màng nhựa sinh học có khả năng cơ yếu tốt, khả năng thấm nước tốt hơn và thậm chí có thể thay thế sản phẩm nhựa trong y tế.
Phúc cùng nhóm bạn đưa đến sản phẩm túi sinh học tự gấp với hình dáng thay thế túi nilông đựng bim bim. "Bim bim nặng 8,7g được bỏ vào túi sinh học an toàn, không độc hại với người sử dụng" - Phúc giới thiệu và tự tay bốc bim bim trong chiếc túi ăn một cách ngon lành.
Gây ấn tượng với sản phẩm túi sinh học thay thế túi nilông, tuy nhiên nhóm bạn cho rằng khó có thể cạnh tranh trên thị trường với sản phẩm này. Do đó, nhóm cho ra đời một sản phẩm độc đáo khác là chiếc túi hợp thời trang cho phái nữ, khả năng chống nước khá tốt và có đặc tính giống da thuộc. Từ chất liệu này, nhóm định hướng có thể làm ra các sản phẩm trang trí khác.
"Thử nghiệm vẩy nước vào sản phẩm túi hoàn toàn bình thường, không bị nấm mốc trong thời gian ngắn. Đặc biệt, sản phẩm này có khả năng phân hủy trong môi trường đất khá tốt, dao động từ bốn tháng đến một năm" - Nguyễn Đăng Phúc cho hay.
Sản phẩm hướng đến tương lai
Mong chờ nhất là sản phẩm thứ ba đang trong quá trình chế tạo là phát triển bộ sản phẩm đựng mỹ phẩm dành cho phụ nữ thân thiện với môi trường. Hiện tại nhóm đang liên hệ với ngành mỹ thuật để tự chế tạo các sản phẩm thủ công, trong thời gian tới sẽ đưa các sản phẩm này ra thị trường.
Điều mà những sinh viên đam mê nghiên cứu mong muốn là có sản phẩm khởi nghiệp bằng chính kết quả lao động từ trên ghế nhà trường, do đó rất mong tìm được nguồn lực hỗ trợ để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đặc biệt phát triển các sản phẩm theo lối "sống xanh".
"Nhựa sinh học không phải là sự lựa chọn, mà là xu thế sống còn trong tương lai" - Phúc quả quyết. Nhóm tiếp tục nghiên cứu, tăng cường đặc tính tốt cho vật liệu, đa dạng các mẫu mã sản phẩm cũng như nghiên cứu cách để đưa các "sản phẩm xanh" ra quy mô công nghiệp.
HÀ THANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.