Chàng trai Pa Kô làm phim 'võ thuật' về đại chiến với Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chàng trai Pa Kô 28 tuổi vừa ra mắt phim ngắm “cây nhà lá vườn” nói về cuộc đại chiến với virus SARS-CoV-2.

Hồ Tu Pông Ngỡi, chàng trai đặc biệt. Ảnh: Thanh Lộc
Hồ Tu Pông Ngỡi, chàng trai đặc biệt. Ảnh: Thanh Lộc
Chàng trai của... cộng đồng
Hồ Tu Pông Ngỡi ở H.Hướng Hóa, Quảng Trị là một chàng trai đặc biệt, từng được Báo Thanh Niên giới thiệu. Ở vùng núi cao, Ngỡi thuộc dạng “hiếm” khi được học hành và luôn có ý thức cống hiến cho cộng đồng, đặc biệt là cho trẻ em. Sau khi anh tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Ngỡi về quê và trở thành “tay máy” chuyên quay phim, chụp ảnh ở bản.
Từ khoản tiền dành dụm sau những lần đi quay phim, chụp ảnh tại các lễ hội, đám cưới hoặc các dự án, Ngỡi mày mò làm những bộ phim cho cộng đồng Pa Kô, chủ yếu mở cho trẻ con trong bản xem để không quên cội nguồn. Ngôi nhà xây dựng dở dang của Ngỡi ở vùng Lìa giờ đây gần như là một “trung tâm học tập cộng đồng”.
Ngỡi cũng bỏ tiền túi làm một sân khấu nhỏ, lập nhóm nhảy “Akay Vel” (Những đứa con của bản) và dạy hip-hop cho trẻ em. Tiếp đến, Ngỡi mở thư viện tại gia phục vụ miễn phí.

Hồ Tu Pông Ngỡi...lên hình. Ảnh: Thạnh Lộc
Hồ Tu Pông Ngỡi...lên hình. Ảnh: Thạnh Lộc
Thông qua Báo Thanh Niên, hồi tháng 3.2020, Ngỡi từng được ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, Bà Rịa - Vũng Tàu) tặng rất nhiều quà gồm bể chứa nước 2.000 lít, máy lọc nước, quạt điều hòa, loa kéo, sữa, mì tôm, bánh kẹo... với tổng trị giá 50 triệu để phục vụ hoạt động “trung tâm học tập cộng đồng”.
Bộ phim giản dị nhưng truyền thông điệp mạnh mẽ
Bẵng đi một thời gian không liên lạc, đầu tháng 8 này, phóng viên Báo Thanh Niên biết tin Ngỡi vừa “nổi danh” trong cộng đồng người vùng cao khi cho ra mắt phim ngắn “Đại chiến Corona virus” (dài 6 phút) trên trang YouTube cá nhân.

Dân bản đối mặt virus SARS-CoV-2. Ảnh: Chụp màn hình
Dân bản đối mặt virus SARS-CoV-2. Ảnh: Chụp màn hình
Tâm sự với người viết, Ngỡi cho hay thu nhập của anh bị giảm hẳn vì vướng dịch Covid-19 do không ai thuê chụp ảnh, quay phim. Việc dạy dỗ các em nhỏ cũng phải hạn chế số lượng để tránh lây lan dịch bệnh...
“Thấy cán bộ xã, thôn tuyên truyền cho người dân bằng loa, tờ rơi, pa nô… nhiều rồi nên mình nghĩ cần làm một bộ phim ngắn. Ban đầu, mình mày mò làm phim hoạt hình nhưng thấy chưa vừa ý nên không đưa lên kênh YouTube riêng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng mình tìm ra hướng đi mới: kết hợp giữa hoạt hình và người thật”, Ngỡi chia sẻ.
Về ý tưởng của phim, theo Ngỡi, năm ngoái anh có làm 1 video ngắn dạng hoạt hình cùng chủ đề (nhân vật là anh hùng mang áo trắng, gợi ý màu áo các y bác sĩ) nhưng vì gặp một số khó khăn nên tạm ngưng. Năm nay, Ngỡi nghỉ dịch cả năm, không thể đi làm nên cố gắng thực hiện lại từng ý tưởng.
“Phim có thông điệp cũng khá đơn giản, trong phim mình lấy nhân vật chính là nam mang áo truyền thống với ý là người đại diện của bản làng có trách nhiệm bảo vệ quê hương trước mối đe dọa của bên ngoài (Covid-19). Bởi ngoài bác sĩ, bộ đội biên phòng thì người dân (con của bản làng) đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ quê hương”, Ngỡi phân tích.

Chàng trai đối mặt virus SARS-CoV-2. Ảnh: Chụp màn hình
Chàng trai đối mặt virus SARS-CoV-2. Ảnh: Chụp màn hình
Từng làm nhiều phim ngắn cho kênh YouTube riêng, nên Hồ Văn Ngỡi tin mình đủ sức sản xuất một bộ phim về “cuộc chiến” với Covid-19. Ngởi dày công xây dựng kịch bản, chọn lựa “diễn viên”, xây dựng bối cảnh, quay và dựng phim, làm đồ họa…
“Mất hơn 1 tháng, mình mới hoàn thành phim ngắn “Đại chiến Corona virus” dài 6 phút, 46 giây. Mình không nhớ hết số lần phải xóa đi làm lại, trăn trở với từng nhân vật này hay bị đúp hình…”, Ngỡi tâm sự.

Nhiều màn đấm đá hấp dẫn trong phim. Ảnh: Chụp màn hình
Nhiều màn đấm đá hấp dẫn trong phim. Ảnh: Chụp màn hình
Xem bộ phim ngắn của Ngỡi thực sự thú vị. Đó là bộ phim không lời, nội dung chính nói về cuộc “đánh đấm” của một chàng trai vùng cao với virus SARS-CoV-2 được tạo hình như quái vật. Cụ thể, những con quái vật virus đã bất ngờ tới bản làng, phá tan sự yên ả. Chàng trai đã đứng dậy chiến đấu để bảo vệ người dân bản mình.
Trong lúc giao chiến, có lúc chàng trai trúng đòn hiểm, văng cả khẩu trang, nhưng được bà con tiếp sức để vùng dậy chiến đấu. Kết quả, chàng trai chiến thắng bọn virus hung tợn. Cuối phim, có sự xuất hiện của những con virus mới, chàng trai tiếp tục nắm chặt tay... ý nói cuộc chiến còn kéo dài!
Ngỡi cho biết, thông điệp muốn gửi gắm thông qua “đứa con tinh thần của mình” là khơi dậy niềm tin là những người con của bản làng có thể trở thành “chiến binh” chống lại Covid-19 và chiến thắng đại dịch. “Phim của mình không có gì ghê gớm lắm, chỉ là một câu chuyện giản dị, kỹ xảo còn đơn giản... nhưng tụi trẻ con trên này thích lắm”, Ngỡi nói.
Theo Nguyễn Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).