Chàng trai Bahnar đam mê thiết kế váy cưới từ thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc váy cưới bằng thổ cẩm, tôi không khỏi trầm trồ, thán phục. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi biết người thiết kế những chiếc váy cưới ấy là anh Tưih-một giáo viên tiểu học người Bahnar ở xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. 
Ngoài công việc chính là giáo viên Trường Tiểu học số 1 xã Ia Băng (huyện Đak Đoa), anh Tưih còn khá bận rộn với nghề tay trái: người mẫu ảnh, đi hát ở một số sự kiện, thợ chụp hình. Đặc biệt, thời gian gần đây, anh còn được nhiều bạn trẻ biết đến trong vai trò nhà thiết kế, may váy cưới từ thổ cẩm truyền thống. Bằng sự tinh tế và khéo léo, thầy giáo 31 tuổi này đã biến những tấm thổ cảm thô cứng thành những bộ váy cưới mềm mại, nhẹ nhàng và vô cùng trẻ trung.
Tưih bộc bạch: Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã rất thích chơi với len, sợi len đủ màu sắc và có thể ngồi hàng giờ bên khung dệt cùng mẹ, cùng chị. Lớn hơn 1 chút, Tưih cũng muốn dệt nhưng lần nào cũng bị mẹ, chị khước từ với lý do: Dệt vải là việc của phụ nữ, con gái trong nhà; con trai phải học tạc tượng, đánh cồng chiêng, đan lát.
Để thỏa đam mê, anh chỉ có thể ngồi bên tự làm vòng đeo tay, mũ đội đầu từ len. Anh từng có suy nghĩ sẽ thi vào khoa thiết kế thời trang để theo đuổi đến cùng đam mê. Nhưng vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cuối cùng anh quyết định thi vào trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hải Dương và trở thành thầy giáo. 
Những lúc rãnh rỗi, thầy giáo trẻ lại ngồi bên khung dệt
Những lúc rãnh rỗi, anh Tưih lại ngồi vào khung dệt. Ảnh: Phương Dung
Dù không được mẹ ủng hộ và hướng dẫn nhưng nhờ khả năng ghi nhớ cùng đôi tay khéo léo, năm 20 tuổi, anh đã có thể dệt thành công 1 tấm thổ cẩm có họa tiết, hoa văn trước sự trầm trồ của những người xung quanh. Biết không thể ngăn sở thích của con trai, bà A Mrơnh-mẹ anh-đành quay sang ủng hộ bằng cách giúp con dệt nên những tấm thổ cẩm theo yêu cầu.
Nói về ý tưởng thiết kế váy cưới từ thổ cẩm truyền thống, anh Tưih trải lòng: Người Jrai, Bahnar đều có trang phục truyền thống để mặc trong những ngày trọng đại. Tuy nhiên, những bộ trang phục ấy nếu mặc để chụp hình cưới, nhất là chụp ngoại cảnh, di chuyển nhiều thì không phù hợp. Vì vậy, mình đã nghĩ đến việc cách điệu để chiếc váy thổ cẩm trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển, đáp ứng nhu cầu của đông đảo giới trẻ. 
Nhiều bạn trẻ người Jrai, Bahnar đã lựa chọn váy cưới thổ cẩm cho ngày trọng đại của cuộc đời-ảnh nv cung cấp
Nhiều bạn trẻ người Jrai, Bahnar đã lựa chọn váy cưới thổ cẩm cho ngày trọng đại của cuộc đời. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Bắt tay vào thực hiện chưa lâu song đến nay, anh đã cho ra mắt gần 10 mẫu váy cưới đủ kiểu. Những chiếc váy cưới do anh thiết kế hoàn toàn được dệt thủ công nên chi phí khá cao (3-5 triệu đồng/chiếc) tùy vào kích cỡ, kiểu dáng.
Anh Tưih-bộc bạch: “Nhiều người cũng hỏi tại sao không mua vải dệt sẵn phong phú về hoa văn, chi phí cũng giảm nhưng mình đều lắc đầu. Thứ nhất, vải mua bên ngoài không đẹp như vải mình dệt. Thứ hai, mình muốn lưu giữ nghề dệt truyền thống và thiết kế những bộ váy cưới từ chính những sản phẩm truyền thống ấy”.
Với sự tinh tế trong từng thiết kế, lại phù hợp với truyền thống của người bản địa nên sản phẩm váy cưới của anh được đông đảo bạn trẻ đón nhận. “Chi phí cho 1 chiếc váy cưới khá cao, hơn nữa cũng chưa có nhiều sản phẩm nên mình chỉ cho thuê ở gần. Một số bạn trẻ ở xa gọi điện đặt thuê nhưng mình đành lỗi hẹn”-anh Tưih cho hay. 
Chụp ảnh và giới thiệu trên trang facebook cá nhân cũng là cách để thầy giáo trẻ giới thiệu các mẫu thiết kế-ảnh nv cung cấp
Chụp ảnh và giới thiệu trên trang Facebook cá nhân cũng là cách để anh Tưih giới thiệu các mẫu thiết kế. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Là một trong những khách hàng mới nhất của anh Tưih, anh Hùng (xã Chư Á, TP. Pleiku) cho hay: “Mình và bà xã tên Yang mới tổ chức đám cưới hôm 26-1-2021. Ban đầu, tụi mình dự định thuê vest và váy từ các tiệm áo cưới nhưng sau đó đã đổi ý khi nhìn thấy các mẫu thiết kế của anh Tưih. Thật sự rất đẹp, màu sắc tươi sáng và khi lên sân khấu rất nổi bật”. 
Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, anh Tưih cho biết: “Hiện tại, mình đang thiết kế dựa trên những mẫu hoa văn do mẹ và chị gái dệt. Mình dự định sẽ thiết kế mẫu váy cưới từ vải thổ cẩm trắng, có điểm xuyết hoa văn bên trên để cô dâu của các dân tộc khác đều có thể mặc trong ngày trọng đại của cuộc đời. Ngoài ra, mình cũng dự định thiết kế thêm một số đầm dạ hội từ thổ cẩm để đa dạng sản phẩm, tạo việc làm cho người dân tại địa phương”. 
PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.