Chàng phượt thủ gặp ai cũng ướm thử dép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên đường vào làng Kon Mahar (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, Gia Lai), cứ thấy em bé nào đi chân đất là Phạm Hoàng Thân dừng lại, hì hục dỡ đồ lôi bao dép ra, ướm từng đôi vào chân các em.

 Một bé gái bẽn lẽn khi được anh chàng phượt thủ ướm đôi dép mới - Ảnh: P.H.T
Một bé gái bẽn lẽn khi được anh chàng phượt thủ ướm đôi dép mới - Ảnh: P.H.T



Phạm Hoàng Thân (27 tuổi) yêu trẻ con, thích lang thang đây đó, mê chụp ảnh. Anh chàng gói tất cả các ý thích đó vào những chuyến đi từ Sài Gòn đến Gia Lai mang dép, quần áo cũ đến cho các em nhỏ dân tộc Jrai.

Chọn được đôi dép mới cho một em nhỏ, thấy được nụ cười thật tươi của em, chàng phượt thủ cũng cười thật tươi rồi tiếp tục lên đường. Có lúc không chỉ cho các em dép mới, Thân còn đưa cả hai chai nước dự trữ mang theo cho các em, còn mình tự lấy nước suối uống.

"Miền Nam khí hậu ấm nóng, trẻ em nhiều đứa cũng nghèo, cũng khổ nhưng cũng đủ ăn, đủ no. Bọn trẻ vùng cao quần áo ấm không có, thức ăn không có, bọn chúng chỉ ăn củ mì suốt. Thời tiết trên đó lạnh nên Thân xin rất nhiều quần áo ấm mà không chở hết", Thân kể về lý do đi phượt với bao dép và bao quần áo.

Ngày trước, Thân cùng một nhóm bạn hay đi phượt đến những vùng sâu vùng xa. Một lần đến làng Kon Mahar, thấy các em nhỏ đứa nào cũng đầu trần chân đất, Thân đánh dấu lại trên bản đồ trong điện thoại, tính toán kế hoạch để quay lại sau.

Các khách hàng nhỏ của quầy dép chú Thân - Ảnh: P.H.T
Các khách hàng nhỏ của quầy dép chú Thân - Ảnh: P.H.T



Đường khó đi, sình lầy, bị ngã xe, hư xe, hư cả đồ, Thân mấy lần muốn bỏ hết quay về nhưng "nhìn lại đống đồ đó không hiểu sao lại có động lực sửa xe rồi tiếp tục đi", Thân kể.

"Mình yêu bọn trẻ này. Mình biết là không giúp được nhiều nhưng giúp đến khi nào không giúp được nữa thì thôi. Trên đó không có cơm đâu. Nhưng mình mua rau câu, kẹo bánh mang lên vì tụi nhỏ chưa bao giờ thấy, chúng thích lắm. Cả mì tôm để pha cho bọn trẻ ngồi xổm ăn ngay trên một nền đất bằng phẳng nào đấy".
 

Hết
Hết "bán" dép, chú Thân chuyển sang "bán" quần áo - Ảnh: P.H.T



Quần áo, giày dép Thân mang theo là từ sự đóng góp qua Facebook, từ "những người chưa bao giờ gặp mặt, những người lạ có tấm lòng rất tốt". Có người gửi cả tiền nhưng Thân không nhận mà chỉ xin quần áo, giày dép cho bọn trẻ.

"Mang cả bao tải dép mà vẫn thiếu quá trời. Mình có tiền thì đã thuê cả xe tải. Mấy đứa hiền lắm, không tranh giành gì. Mình cho mới dám lấy, chỉ biết nói pana, pana. Pana là cám ơn đó", Thân kể.
 

Các bố tự chia phần thạch rau câu đem về cho các bé - Ảnh: P.H.T
Các bố tự chia phần thạch rau câu đem về cho các bé - Ảnh: P.H.T


Về bản thân mình, chàng phượt thủ chỉ miêu tả là "thích lang thang, gặp gỡ những con người không địa vị xã hội, không nhà không cửa, sống dưới mái thuyền lên đênh trên sông nước, dưới cầu".

Thực ra Thân cũng từng làm công việc văn phòng, nhưng đã bỏ để mở một studio chụp ảnh nho nhỏ, nơi mà Thân gọi vui là "nhà", là mơ ước của Thân từ lâu, khách hàng hầu hết là các em nhỏ.

Những chuyến đi gặp gỡ các em nhỏ ở Gia Lai luôn ngập tràn cảm xúc, và Thân cố gắng lưu lại những cảm xúc đó trong những tấm ảnh.

Mẹ ẵm con thử dép mới nào - Ảnh: P.H.T
Mẹ ẵm con thử dép mới nào - Ảnh: P.H.T
Có áo cầu thủ hợp với con đây - Ảnh: P.H.T
Có áo cầu thủ hợp với con đây - Ảnh: P.H.T
 Thử áo này xem đẹp trai không nào? - Ảnh: P.H.T
Thử áo này xem đẹp trai không nào? - Ảnh: P.H.T
Quần này cô mặc được không? - Ảnh: P.H.T
Quần này cô mặc được không? - Ảnh: P.H.T
"Bán" hết hàng rồi, đập tay ăn mừng nào! - Ảnh: P.H.T
"Bán" hết hàng rồi, đập tay ăn mừng nào! - Ảnh: P.H.T
Và cùng chụp một kiểu ảnh kỷ niệm nữa! - Ảnh: P.H.T
Và cùng chụp một kiểu ảnh kỷ niệm nữa! - Ảnh: P.H.T


Vũ Thủy (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.