Chấn chỉnh việc để xảy ra cảnh tranh giành lộc phản cảm tại chùa Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết sau khi xảy ra sự việc tranh giành lộc gây phản cảm tại lễ Mông Sơn đại thí thực (lễ tạ và cũng là lễ khao) tại sân chùa Thiên Trù, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có văn bản gửi Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương yêu cầu báo cáo sự việc.

 

Du khách trẩy hội chùa Hương 2018. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Du khách trẩy hội chùa Hương 2018. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)



Đồng thời, Ban tổ chức lễ hội cũng yêu cầu Trụ trì chùa Hương chấn chỉnh các vị chư tăng, ni trong chùa để xảy ra việc tranh giành lộc ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Qua đó, Ban tổ chức lễ hội đề nghị nhà chùa xem xét thay đổi phương thức tổ chức lễ Mông Sơn thí thực của các năm sau theo hướng đổi mới không để xảy ra các sự việc đáng tiếc tương tự.

Trước đó, ngày 7-5, nhà chùa tổ chức lễ Mông Sơn đại thí thực và đây cũng là phong tục thường niên sau khi kết thúc lễ hội chùa Hương.

Ngay khi buổi lễ kết thúc, người dân tham dự đã chen lấn, xô đẩy tranh giành lộc gây hình ảnh phản cảm.

Theo quan niệm của nhiều người, nếu lấy được lộc chùa về ăn sẽ gặp nhiều may mắn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do ý thức người dân muốn càng nhiều lộc càng tốt, thậm chí nhiều người mang cả bao tải ra đựng lộc nên mới xảy ra tình trạng tranh giành gây lộn xộn.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết Sở đã kịp thời nắm thông tin ngay khi sự việc diễn ra, đồng thời đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức kiểm tra, báo cáo sự việc và chấn chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội theo đúng quy định.

Cũng trong ngày 9-5, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã có văn bản cáo cáo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội về vấn đề này.

Hiện chùa Hương đang cuối mùa lễ hội, lượng khách trảy hội không còn đông như trước. Bởi vậy, lượng người tranh giành lộc chủ yếu là dân địa phương, không nhiều khách thập phương.

Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.