Cầu vượt chữ C gần 150 tỉ đồng ở Hà Nội chính thức thông xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều lần lùi tiến độ, sáng 30.6, cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch đã chính thức thông xe, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho khu vực.
Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch sẽ được đưa vào sử dụng từ hôm nay. Ảnh: Hải Nguyễn

Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch sẽ được đưa vào sử dụng từ hôm nay. Ảnh: Hải Nguyễn

7h sáng 30.6, cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) đã chính thức được thông xe. Công trình trọng điểm này dài hơn 318 m, được khởi công từ tháng 10.2021, với tổng vốn đầu tư gần 150 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội.

Thông xe sau nhiều lần lùi tiến độ, dự án được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ùn tắc tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.

Cầu vượt chữ C có tổng chiều dài tính từ mố cầu là 318 m. Ảnh: Phạm Đông

Cầu vượt chữ C có tổng chiều dài tính từ mố cầu là 318 m. Ảnh: Phạm Đông

Dự lễ khánh thành và thông xe có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn... và lãnh đạo các sở, ngành thành phố.

Tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 08 của HĐND thành phố.

Dự án là công trình cầu vượt thép được đầu tư nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác.

Đây là một trong những nút giao trung tâm của quận Đống Đa, nơi tập trung nhiều trường học, trung tâm thương mại, tòa nhà dịch vụ có mật độ đông đúc và sầm uất của thành phố.

Lãnh đạo thành phố cắt băng khánh thành dự án. Ảnh: Hải Nguyễn

Lãnh đạo thành phố cắt băng khánh thành dự án. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo lãnh đạo thành phố, giai đoạn trước mắt khi chưa giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Tôn Thất Tùng, UBND thành phố quyết định đầu tư trước cầu vượt thép có dạng chữ C; giai đoạn tiếp theo khi tuyến đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, sẽ hoàn thiện bổ sung thêm nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng khớp nối với nhánh trên đường Phạm Ngọc Thạch tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.

"Dự án hoàn thành cũng đồng thời giảm tải, nâng cao năng lực thông hành cho các phương tiện trong khu vực lân cận, là giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của thành phố", ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Sau nghi thức cắt băng khánh thành và chuẩn bị, lực lượng chức năng bắt đầu cho xe cộ lưu thông trên cầu.

Cầu vượt chữ C 150 tỉ đồng ở Hà Nội chính thức thông xe. Ảnh: Hải Nguyễn

Cầu vượt chữ C 150 tỉ đồng ở Hà Nội chính thức thông xe. Ảnh: Hải Nguyễn

Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi từ Chùa Bộc đi Phạm Ngọc Thạch sẽ di chuyển lên cầu; phương tiện từ Chùa Bộc đi Tôn Thất Tùng, Đông Tác di chuyển bên dưới cầu.

Hành trình này cũng áp dụng tương tự với phương tiện từ Phạm Ngọc Thạch đi Tôn Thất Tùng, Đông Tác...

Cấm các phương tiện: xe thô sơ và người đi bộ; xe ô tô tải, xe khách; xe buýt, các loại xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dùng, các loại phương tiện có chiều cao quá 3.5 m lưu thông qua cầu vượt.

Hệ thống biển báo được đặt tại 2 đầu cầu vượt. Ảnh: Phạm Đông

Hệ thống biển báo được đặt tại 2 đầu cầu vượt. Ảnh: Phạm Đông

Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao này. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao này. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại khu vực nút giao Lương Đình Của – Phạm Ngọc Thạch:

- Cấm các phương tiện quay đầu trên đường Phạm Ngọc Thạch (theo hướng từ cầu vượt đến nút giao Lương Định Của).

- Cấm các phương tiện ôtô trên đường Phạm Ngọc Thạch (hướng từ Đào Duy Anh đi Chùa Bộc) rẽ trái vào phố Lương Định Của. Các phương tiện ôtô từ Phạm Ngọc Thạch rẽ trái vào Lương Định Của đi theo các hướng: Phạm Ngọc Thạch – Đào Duy Anh – Hoàng Tích Trí – Lương Định Của hoặc Phạm Ngọc Thạch – Đông Tác – Lương Định Của hoặc quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Phạm Ngọc Thạch (gầm cầu vượt) đi Lương Định Của.

Trên tuyến đường Hoàng Tích Trí: Điều chỉnh tổ chức giao thông ôtô 1 chiều trên tuyến đường Hoàng Tích Trí theo chiều và đoạn từ Đào Duy Anh đến Lương Định Của.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.